Cà phê và đời sống

Bạn thường uống cà phê để tỉnh táo hoặc thư giãn. Nhưng bạn biết gì về thức uống này? …

Cà phê là một loại đồ uống màu đen có chứa chất caffein. Hiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có một số nước xuất khẩu cà phê. Hạt cà phê được lấy từ hạt của các loài cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae). Hai dòng cây cà phê chính là Coffea arabica (Cà phê Arabica) – cà phê chè – và Coffea canephora (Robusta) – cà phê vối – với nhiều loại khác nhau. Chất lượng hay đẳng cấp của cà phê khác nhau tùy theo từng loại cây, từng loại hạt và nơi trồng khác nhau. Cà phê Robusta được đánh giá thấp hơn so với cà phê Arabica do có chất lượng thấp hơn và giá cả theo đó cũng rẻ hơn. Loại cà phê đắt nhất và hiếm nhất thế giới tên là Kopi Luwak (hay cà phê chồn) của Indonesia và Việt Nam. Giá mỗi cân cà phê loại này khoảng 20 triệu VND (~1300 USD) và hàng năm chỉ có trên 200 kg được bán trên thị trường thế giới.

Không giống như các loại đồ uống khác, chức năng chính của cà phê không phải là giải khát, mặt dù người dân Mỹ uống nó như thức uống giải khát. Nhiều người uống nó với mục đích tạo cảm giác hưng phấn. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 8 năm 2005 của nhà hoá học Mỹ Joe Vinson thuộc Đại học Scranton thì cà phê là một nguồn quan trọng cung cấp các chất chống ôxi hóa (antioxidant) cho cơ thể, vai trò mà trước đây người ta chỉ thấy ở hoa quả và rau xanh. Những chất này cũng gián tiếp làm giảm nguy cơ bị ung thư ở người.

Từ "cà phê" trong tiếng Việt có gốc từ chữ café của tiếng Pháp. Giống như các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, café có gốc từ kahveh của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và kahveh đến từ qahwa của tiếng Ả Rập.

Trong nhiều ngôn ngữ, café còn dùng để chỉ "quán cà phê".


Hạt cà phê

Nguồn gốc & lịch sử

]Theo một truyền thuyết đã được ghi lại trên giấy vào năm 1671, những người chăn dê ở Kaffa (thuộc Ethiopia ngày nay) phát hiện ra một số con dê trong đàn sau khi ăn một cành cây có hoa trắng và quả màu đỏ đã chạy nhảy không mệt mỏi cho đến tận đêm khuya. Họ bèn đem chuyện này kể với các thầy tu tại một tu viện gần đó. Khi một người chăn dê trong số đó ăn thử loại quả màu đỏ đó anh ta đã xác nhận công hiệu của nó. Sau đó các thầy tu đã đi xem xét lại khu vực ăn cỏ của bầy dê và phát hiện ra một loại cây có lá xanh thẫm và quả giống như quả anh đào. Họ uống nước ép ra từ loại quả đó và tỉnh táo cầu nguyện chuyện trò cho đến tận đêm khuya. Như vậy có thể coi rằng nhờ chính đàn dê này con người đã biết được cây cà phê.

Người ta tin rằng tỉnh Kaffa của Ethiopia chính là vùng đất khởi nguyên của cây cà phê. Từ thế kỉ thứ 9 người ta đã nói đến loại cây này ở đây. Vào thế kỉ thứ 14 những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập. Nhưng tới tận giữa thế kỉ thứ 15 người ta mới biết rang hạt cà phê lên và sử dụng nó làm đồ uống. Vùng Ả Rập chính là nơi trồng cà phê độc quyền. Trung tâm giao dịch cà phê là thành phố cảng Mocha, hay còn được gọi là Mokka, tức là thành phố Al Mukha thuộc Yemen ngày nay.

Cách thức pha chế cà phê truyền thống của người Ethiopia có lẽ là cách thức cổ xưa nhất. Hạt cà phê được cho vào một cái chảo sắt to và rang lên, sau đó được nghiền vụn ra hoặc cho vào cối giã. Chỗ hạt giã vụn đó được trộn với đường trong một cái bình gọi là jebena (một loại bình cổ thon có quai), nấu lên và đổ ra bát.

Với sự bành trướng của Đế quốc Ottoman (Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ) đồ uống này càng ngày càng được ưa chuộng hơn. Quán cà phê đầu tiên được mở ở Ba Tư. Trong những quán nhỏ ở vùng tiểu Á, Syria và Ai Cập người ta gặp nhau để thưởng thức loại đồ uống kì lạ. Kể từ năm 1532 các quán cà phê luôn đông nghịt khách. Vào thế kỉ 17 cây cà phê được trồng phổ biến tại các thuộc địa của Hà Lan, đưa nước này thống trị ngành thương mại cà phê.

Ở Constantinople (Istanbul ngày nay) có lẽ cà phê được biết đến lần đầu tiên vào năm 1517 (khi ông hoàng Selim chiếm lĩnh Ai Cập). Năm 1554 quán cà phê đầu tiên ở châu Âu đã được mở ở đây bất chấp sự phản đối của nhà thờ. Vào năm 1645 quán cà phê đầu tiên của Ý được mở ở Venezia. Năm 1650 ở Oxford và năm 1652 ở London lần lượt xuất hiện các quán cà phê đầu tiên của Vương quốc Anh. Ở Pháp những quán đầu tiên được khai trương vào năm 1659 ở thành phố cảng Marseille, Paris theo sau vào năm 1672. Vào năm 1683 Wien cũng có quán cà phê đầu tiên (do một người Ba Lan thành lập), sau khi Áo giành thắng lợi trước Thổ Nhĩ Kỳ và tịch thu được 500 bao cà phê chiến lợi phẩm. Thủ đô Wien sau đó trở thành thành phố với những quán cà phê nổi tiếng nhất. Từ nước Pháp, cà phê du nhập vào Đức qua thành phố cảng Bremen vào năm 1673. Năm 1679 quán cà phê đầu tiên của Đức được một người Anh mở ở Hamburg, sau đó là Regensburg (1686) và Leipzig (1694).

Loại cây này đầu tiên chỉ được trồng ở châu Phi và Ả Rập, nhưng sau đó người ta đã nghĩ tới việc gieo trồng nó ở các vùng đất thích hợp khác.

Những người Hà Lan đã cho trồng cây cà phê trên các vùng đất thuộc địa của họ. Thống đốc vùng bắc Ấn, van Hoorn, đã cho trồng cà phê trên đảo Tích Lan (Sri Lanka ngày nay) vào năm 1690 (có tài liệu ghi là năm 1658), sau đó đến đảo Java (Indonesia) năm 1696 (hoặc 1699). Năm 1710 người ta đã đem cây cà phê về châu Âu và trồng thử trong các khu vườn sinh vật. Amsterdam là nơi đầu tiên cây cà phê nảy mầm trên đất châu Âu.

Năm 1718 người Hà Lan mang cây cà phê tới Surinam, năm 1725 người Pháp mang tới Cayenne, 1720/1723 tới Martinique v.v. Cuối thế kỉ 18 cây cà phê đã được trồng ở khắp các xứ sở nhiệt đới, chủ yếu do sự bành trướng thuộc địa của các đế quốc Âu châu.

Ban đầu cà phê rất đắt, vì thế chỉ có tầng lớp quý tộc hoặc những người giàu có mới được thưởng thức thứ đồ uống thơm ngon này.

Honoré de Balzac thường uống loại cà phê rất đặc để có thể thức làm việc. Ông thường làm việc tới 12 tiếng một ngày. Ludwig van Beethoven có thói quen lựa chọn đủ 60 hạt cà phê để pha một tách Mokka. Johann Wolfgang von Goethe thì có ý tưởng chưng cất cà phê. Về sau nhà hoá học Friedlieb Ferdinand Runge đã chuyển hoá ý tưởng này thành hiện thực, nhờ vậy mà ông tìm ra caffein.

Vào những thời kỳ khủng hoảng, người nghèo không có đủ tiền mua cà phê, họ phải uống các loại đồ uống giả cà phê để thay thế.

Ngày nay, ở một số nước người ta coi việc uống cà phê như một thức uống phổ thông(cà phê thường có hàm lượng Cafein thấp) và ăn kèm bánh trái hoặc hoa quả.

Ở Việt Nam cà phê là một thức uống được ưa chuộng, đặc biệt vào buổi sáng (nhưng hàm lượng cafein rất cao chỉ thích hợp với những người quen dùng hoặc nghiện cà phê). Các quán giải khát (trừ các "bar") thường gọi là "quán cà phê", mặc dù cũng phục vụ những thức uống khác.

Các cách pha cà phê

Cách thưởng thức cà phê thay đổi tuỳ theo từng nền văn hoá, tập quán dân tộc hay khẩu vị từng cá nhân. Về cơ bản người ta phân biệt 5 hình thức khác nhau:

Ở các nước Đức, Thuỵ Sỹ và Mỹ người ta pha cà phê bằng cách cho nước sôi chảy qua một cái túi lọc chứa bột cà phê. Cách thức này được Melitta Bentz phát minh ra vào năm 1908.
Phổ biến nhất ở Ý là cà phê espresso. Loại cà phê này được pha bằng cách cho nước bị ép dưới áp suấp cao chảy qua cà phê xay cực mịn. Cách pha này sẽ tạo ra một lớp kem từ dầu cà phê.
Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Balkan pha cà phê theo "kiểu Thổ Nhĩ Kỳ". Theo cách này cà phê xay mịn, đường và nước được cho vào một loại ấm mỏng hình chóp rồi đun lên.

Pha kiểu Pháp: kiểu pha này khá nổi tiếng và cũng rất gần gũi với nhiều người. Họ dùng một loại bình gọi là French press có cấu tạo tương tự như phin cà phê của Việt Nam. Bột cà phê được cho vào trong bình rồi dùng một miếng lọc bằng kim loại ép lên trên (press), sau đó rót nước sôi vào và đậy nắp lại. Nước sôi sẽ qua miếng lọc rồi thấm dần vào bột cà phê. Do tốc độ chảy của nước khi qua miếng lọc rất chậm nên cà phê sẽ rất đặc.


French press

Cà phê tan: loại cà phê chỉ cần đổ nước nóng vào, khuấy lên là có thể uống ngay. Trên cơ sở năm cách pha chế trên mà ngày nay người ta phát minh ra hàng trăm công thức pha cà phê cũng như hàng ngàn món đồ uống có chứa cà phê. Nhiều cách thức đòi hỏi phải có máy pha cà phê chuyên dụng.

Các cách thưởng thức cà phê trên thế giới

Ý:
Bọt cà phê Caffé latte – kiểu cà phê sữa của Ý, một phần sữa nóng, một phần espresso (xem cà phê latte)
Cappuccino – một phần ba là espresso, một phần ba là sữa nóng và một phần ba sữa đánh bông, thêm bột cacao hoặc bột quế (xem cà phê cappuccino)
Cappuccino con panna – cappuccino dùng kem sữa đánh đặc thay vì sữa sủi bọt
Chocolaccino – cappuccino thêm sôcôla nghiền
Coretto – cà phê espresso với rượu mạnh, ví dụ như Coretto con Grappa, Coretto con Fernet …
Doppio – hai phần espresso
Espresso – cà phê cực đặc không có sữa hay đường, pha bằng cách cho nước dưới áp suất cao (9 đến 15 bar) đi qua bột cà phê xay cực mịn. Một tách (một phần) espresso khoảng 25 ml (xem cà phê espresso)


Espresso

Lungo – espresso với lượng nước nhiều gấp đôi (xem espresso lungo)
Latte Macchiato – sữa ấm sủi bọt và rót cẩn thận espesso lungo vào (xem: latte macchiato)
Mischio – cà phê pha với cacao và kem sữa đánh đặc
Ristretto – espresso với lượng nước rất ít (15-20 ml thay vì 25 ml) (xem espresso ristretto)

Đức:
Eiskaffee – cà phê nguội thêm kem vani
Cà phê Ireland – mokka với whisky, kem sữa và đường (xem Irish coffee)
Kaffee Hag® – cà phê không chứa caffein (Hag là một nhãn hiệu)
Milchkaffee – cà phê pha qua giấy lọc, một nửa sữa, một nửa cà phê
Mokka – một loại cà phê đặc (xem cà phê mokka)
Pharisäer – cà phê đen với rượu rum, đường và kem sữa đánh đặc
Rüdesheimer Kaffee – cà phê pha với rượu brandy, kem sữa đánh đặc, đường vani, thêm vụn sôcôla
Schwaten hay Schwatten – cà phê loãng, cho thêm đường và 2 cl rượu mạnh làm từ ngũ cốc (tiếng Đức: Kornbrand) mỗi tách (đặc sản miền bắc Đức)
Kaffee kiểu Thổ – cà phê đặc để trong ấm nhỏ, kèm cả bã

Áo:
Almkaffee – cà phê dùng với lòng đỏ trứng, rượu hoa quả và kem sữa
Biedermeier kiểu Áo – thêm rượu mơ và kem sữa
Großer Brauner – hai phần espresso với sữa, dùng tách lớn
Kleiner Brauner – một phần espresso với sữa, dùng tách nhỏ
Doppelmokka – hai phần cà phê đặc dùng với tách lớn chuyên để uống mokka
Einspänner – mokka đựng trong cốc có quai, thêm kem (có quai để người đánh xe ngựa vừa cầm roi vừa có thê uống được) (Wien)
Eiskaffee kiểu Anh – một phần ba cà phê, một phần ba kem, một phần ba kem sữa
Eiskaffee kiểu Áo – loại cà phê đặc bao gồm lòng đỏ trứng, cà phê và kem sữa đánh đặc
Fiaker – một cốc cà phê đen với nhiều đường, thêm một lượng rượu Slibowitz (rượu mạnh làm từ quả mận tía vùng Balkan) hoặc rum
Franziskaner – cà phê sữa loãng với kem sữa và sôcôla
Gebirgskaffee – cà phê với lòng đỏ trứng, rượu hoa quả mạnh và kem sữa
Gespritzter – cà phê đen với rum
Granita di Caffé – kem xay nhuyễn rồi rót cà phê đen có đường lên trên
Intermezzo – một lượng mokka nhỏ, thêm sôcôla nóng và "Creme de cacao", khuấy lên rồi thêm kem sữa đánh bông cùng vài miếng sôcôla

Cà phê latteKaffee Kirsch – cà phê với nước anh đào
Kaffee Obermeier – cà phê với màng sữa (Wien)
Kaffee Verkehrt – 2 phần sữa, một phần cà phê (Wien)
Kaisermelange – mokka với lòng đỏ trứng, thêm mật ong hoặc Cognac (Wien)
Kapuziner – cà phê đen với một lượng nhỏ sữa (Wien)
Katerkaffee – cà phê đen đặc, thêm đường, có mùi chanh
Konsul – cà phê đen thêm một ít kem sữa đánh đặc (Wien)
Kosakenkaffee – một lượng nhỏ mokka với rượu vang đỏ, wodka và nước đường
Maria Theresia – mokka với một lượng nhỏ rượu cam
Marghiloman – mokka với Cognac
Mazagran – cà phê lạnh, ngọt, thêm vài mẩu kem, rượu Maraschino hoặc Cognac
Melange – nửa cà phê, nửa sữa
Mokka gespritzt – mokka với cognac và rum
Piccolo – một lượng nhỏ cà phê đen, lắc đều
Großer Schwarzer (hay großer mokka) – kiểu Áo – hai phần espresso ko có sữa, dùng tách lớn
Kleiner Schwarzer (hay kleiner mokka) – kiểu Áo – một phần espresso ko có sữa, dùng tách nhỏ
Othello – sôcôla nóng với espresso
Sanca® – cà phê không có caffein (Sanca là một nhãn hiệu)
Schale(rl) Braun – nửa cà phê, nửa sữa
Schale(rl) Gold – cà phê sữa, loãng hơn Schale(rl) Braun (Wien)
Separee – Cà phê và sữa được dùng riêng
Sperbertürke – kiểu cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng nặng gấp đôi, thêm đường
Türkischer Kaffee passiert – cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, để nguyên bã
Überstürzte Neumann – kem sữa đặc được phết lên bề mặt một cái bát, được "hỗ trợ" thêm cà phê nóng
Kaffee kiểu Hungary – cà phê đặc có đường, thêm đá, sau đó thêm kem sữa lạnh và dùng trong ly
Verlängerter – một lượng nhỏ cà phê đen pha thêm nhiều nước (Wien) hoặc espresso thêm nhiều nước
Weißer mit Haut – cà phê sữa loãng thêm sữa nóng
Zarenkaffee – espresso đặc, phía trên là lòng đỏ trứng đánh bông, thêm đường (loại cà phêyêu thích của các sa hoàng)

Thụy Sĩ:
Canard – cà phê với Marc (rượu mạnh làm từ nho): cho vào miệng một viên đường nhúng rượu, sau đó nhấp tách cà phê pha rượu và kem sữa
Kaffee crème – cà phê với kem sữa
Kaffee Melange – cà phê với kem sữa đánh đặc, thường thì kem sữa được phục vụ riêng trong một tách nhỏ
Luzerner Kafi – cà phê loãng có màu trà, pha thêm Träsch (một loại rượu mạnh của Thuỵ Sĩ, làm từ quả lê, thỉnh thoảng có thêm táo)
Schale – cà phê sữa

Pháp:
Café au lait – một loại cappucino đặc với một ít bọt sữa (xem cà phê au lait)
Café Brulot – Cognac pha đường và cà phê
Café Crème – cà phê với kem sữa hoặc sữa đánh bông
Café Filtre – cà phê pha phin, loãng hơn espresso đôi chút
Café natur – cà phê đen
Café Royal – giống Café Brulot

Tây Ban Nha:
Từ "cà phê" ở Tây Ban Nha thường dùng để chỉ loại cà phê espresso.
Cortado – thêm sữa đặc có đường (señorita) và một lượng nhỏ sữa hay bọt sữa, thường dùng tách, thỉnh thoảng dùng ly (xem Cortado)
Café con leche – cà phê sữa, một nửa cà phê, một nửa sữa (thường được đánh bông)
Café americano – cà phê phin, cũng để chỉ loại café solo pha loãng
Café con hielo – một ly đựng đá viên, sau đó thêm đường, cuối cùng là rót cà phê vào
Carajillo – thêm một ít rượu mùi, brandy hay rum. Cách làm: Đường được khuấy trong một ly với rượu, sau đó đốt lên rồi rót cà phê pha đậm (cà phê espresso) vào. Hạt cà phê và một miếng vỏ chanh được cho vào ly để trang trí.

Bồ Đào Nha:
Bica – cà phê đen, đặc, dùng tách nhỏ
Pingo (Bica Pingada) – Bica thêm một ít sữa
Galão – cà phê sữa Bồ Đào Nha, dùng ly

Hy Lạp:
Griechischer Kaffee – cà phê đặc được nấu 2 hoặc 3 lần, giống như loại cà phê Thổ Nhĩ Kỳ
Café frappé – cà phê tan, thêm đá

Mỹ:
Iced coffee – cà phê đặc, nóng, thêm đường được rót vào một ly đựng đá

Nam Mỹ:
Caffè Americano – espresso thêm nước nóng và spirituose (tên chung của các loại rượu trên 20% cồn như vodka, gin, rum, tequila, cachaca..)

Việt Nam:
Cà phê trứng – có hai loại:
Đập một quả trứng sống vào một tách cà phê nóng, thêm đường, có hoặc không có sữa;
Lòng đỏ trứng được đánh bông thành kem, phía dưới có một lượng nhỏ cà phê đen.
Đen nóng hoặc sữa nóng: cà phê pha phin, thêm đường hoặc sữa, thường uống trong ngày lạnh
Đen đá hoặc sữa đá: cà phê pha phin, thêm đá, đường hoặc sữa đặc có đường, khuấy đều, uống trong ngày nóng.
Cần chú ý cách dùng cà phê của các miền khác nhau trên cả nước :

Miền Nam và miền Bắc: Thường cà phê được bọc trong vải và nấu trong nồi, uống với rất nhiều đá, nên rất loãng, mang tính chất giải khát nên uống được nhiều lần trong ngày.

Miền Trung: Cà phê được bỏ vào phin, ró ít nước sôi vào cho cà phê nở ra rồi đè nắp có lổ nhỏ xuống, xong rót nước sôi vào. Nước cà phê được chảy xuống rất chậm và đậm đặc, thường uống với rất ít đá nên mang tính chất kích thích nhiều hơn giải khát, chủ yếu uống vào buối sáng. Vì vậy, khi uống người ta thường nói chuyện và ngắm cảnh, ít khi uống ở nhà.

Cà phê Chồn (hay gọi theo tiếng Indonesia là Kopi Luwak) từng có mặt ở Việt Nam từ những năm đầu khi người Pháp thế kỷ 20 và mất đi cùng với việc loài chồn hay ăn hạt cà phê ở Tây Nguyên gần như tuyệt chủng do bị săn bắt tràn lan.

Sản xuất và tiêu thụ

Cà phê là loại hàng hóa giao dịch mạnh trên thị trường thế giới như ở London và New York cũng như đã và đang mang lại cho hàng triệu nông dân ở các nước xuất khẩu cà phê nguồn thu nhập chính.

Tuy nhiên cho đến nay chưa hề có một thống kê nào cho thấy nền kinh tế các nước sản xuất hay tiêu thụ cà phê được hưởng lợi như thế nào hay bị thiệt hại ra sao từ việc người dân tỉnh táo hơn và làm được nhiều việc có hiệu suất cao hơn trong công việc sản xuất hay kinh doanh nhờ uống cà phê. Cũng vậy chưa hề có nghiên cứu nào mang tính tổng hợp về sự thiệt hại của các nền kinh tế, nhất là ở Việt Nam, khi người dân dành nhiều thời gian hơn bình thường để uống cà phê.

Brasil là nước sản xuất cà phê lớn nhất trên thế giới với sản lượng trên 1,7 triệu tấn hàng năm, chiếm 25% thị trường quốc tế. Các nước xuất khẩu lớn khác là Việt Nam, Columbia, Indonesia, Côte d'Ivoire, Mexico, Ấn Độ, Guatemala, Ethiopia, Uganda, Costa Rica, Peru và El Salvador. Những nước tiêu thụ cà phê lớn nhất là Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Nhật Bản và Ý.

Người Phần Lan uống nhiều cà phê nhất thế giới. Năm 1998 mỗi người Phần Lan tiêu thụ khoảng 11,3 kg cà phê, tương đương với 1737 tách mỗi năm hay 5 tách mỗi ngày. Nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ. Năm 1998 dân nước này sử dụng 1.148.000 tấn cà phê (so với 58.000 tấn của Phần Lan). Trung bình mỗi người Mỹ tiêu thụ 4,8 kg hay 646 tách một năm (1,8 tách một ngày).

Mỗi người Đức uống trung bình 4 tách cà phê một ngày, tương đương với 160 lít hay 6,7 kg một năm. Vì vậy cà phê là thức uống được ưa thích nhất của người Đức đứng trước bia .

Ở Việt Nam lượng cà phê tiêu thụ nội địa còn rất khiêm tốn. Mỗi người Việt Nam một năm chỉ dùng hết khoảng nửa kg cà phê, bằng một phần mười các nước châu Âu.

Tổng hợp Wikipedia
————-

Tác dụng của cà phê

Bạn thường uống cà phê để tỉnh táo hoặc thư giãn. Nhưng bạn biết gì về thức uống này?

Đối với nhiều người, cà phê không chỉ là loại thức uống đơn thuần mà còn là một phần trong cuộc sống của họ.
Chất caffeine có trong thức uống được yêu thích này ngăn cản hoạt động của adenosine, một loại chất có thể gây buồn ngủ và làm giãn mạch máu. Nhờ đó, sau khi uống một tách cà phê, bạn sẽ thấy tỉnh táo và sung sức hẳn lên.
Tuy nhiên, nếu bạn “bỏ cữ”, chất adenosine sẽ “quay lại”, làm cho các mạch máu phình to, máu dân lên và có thể gây nhức đầu. Một số người còn có cảm giác buồn nôn và những triệu chứng như bị cảm. Điều này giải thích vì sao nhiều người “ghiền” hoặc không bỏ được cà phê.

Tác dụng của cà phê đối với sức khỏe

Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh: Uống cà phê với liều lượng vừa phải sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và tiểu đường típ 2.
Caffeine dù ở dạng nào cũng làm tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể. Thực ra, trong cà phê chỉ có khoảng 2% caffeine, còn lại là nhiều chất khác có ảnh hưởng tốt đối với sức khỏe.
Cà phê có chưa chất chống ô-xy hóa và khoáng chất làm tăng khả năng phản ứng của cơ thể với isulin. Thiếu isulin, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường típ 2.
Một nghiên cứu của trường Đại học Harvard, Mỹ, cho biết: Phụ nữ uống nước ngọt chứa caffeine có khả năng làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Thế nhưng, cà phê chứa caffeine lại làm giảm nguy cơ này. Đó có thể là nhờ chất chống oxy-hóa trong cà phê.
Để tránh lên cân, bạn nên uống cà phê không đường.

Nên uống cà phê bao nhiêu là đủ?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn không nên “nạp” vào cơ thể quá 400mg caffeine/ngày (tương đương với khoảng 3 tách cà phê).
Uống quá mức này, cơ thể bị mất nước, huyết áp cao và bạn dễ bị mất ngủ.
Tuy nhiên, điều đáng mừng là mọi người thường chỉ uống khoảng 200ml caffeine mỗi ngày. Liều lượng đó vừa đủ cho cơ thể tỉnh táo, chưa gây tác hại gì đến cơ thể.
Mức độ nhạy cảm với cà phê ở mỗi người khác nhau. Có người có thể uổng, 4 ly mỗi ngày nhưng có người chỉ uống 1 ly đã thấy khó chịu.
Điều này có thể do sự khác biệt trong việc chuyển hoá chất của mỗi người. Người này có thể chuyển hóa caffeine nhanh gấp mười lần người khác.
Vậy uống bao nhiêu cà phê mới gọi là đủ?
Nói chung, nếu bạn vẫn ngủ ngon, không bồn chồn, nhịp tim bình thường, có thể kết luận rằng lượng cà phê bạn đang dùng là vừa đủ.
Ngược lại, khi xuất hiện những triệu chừng như bồn chồn, mất ngủ, cáu gắt, có thể bạn đã dùng quá liều. Khi đó bạn nên giảm bớt lượng cà phê nạp vào cơ thể hàng ngày.
Càng uống nhiều cà phê, độ nhảy cảm với caffeine càng thấp vì cơ thể đã dần thích nghi. Lần đầu tiên uống, bạn sẽ thấy tácdụng khác với khi đã quen dùng.
Bạn có thể thưởng thức một tách cà phê khi cần sự tỉnh táo, nhưng không nên lạm dụng. Nếu uống một lượng nhỏ, chia đều cho một ngày, bạn sẽ luôn tỉnh táo, minh mẫn.

Quỳnh Trâm
TT & GĐ số 47

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *