Một tấm bản đồ ra đời từ thế kỷ 16 đã vẽ lại chính xác bờ biển phía Bắc Nam Cực, nhưng là khi nó chưa hề bị băng bao phủ. Làm sao con người có thể biết rõ lục địa này ở thời điểm họ chưa hề có dụng cụ đo đạc hiện đại như ngày nay? Phải chăng một nền văn minh xa xưa đã làm điều đó? …
Một tấm bản đồ ra đời từ thế kỷ 16 đã vẽ lại chính xác bờ biển phía Bắc Nam cực, nhưng là khi nó chưa hề bị băng bao phủ. Làm sao con người có thể biết rõ lục địa này ở thời điểm họ chưa hề có dụng cụ đo đạc hiện đại như ngày nay? Phải chăng một nền văn minh xa xưa đã làm điều đó.
Vào năm 1929, một nhóm các nhà sử học đã tìm thấy một bản đồ kì lạ được vẽ trên da linh dương gazel.
Nghiên cứu cho thấy đó là một bản đồ thật được vẽ vào năm 1513 bởi Piri Reis, một đô đốc hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ thứ 16. Niềm yêu thích của ông ta là nghệ thuật vẽ bản đồ. Địa vị cao trong hàng ngũ hải quân Thổ khiến ông được phép tiếp cận với Thư viện Hoàng gia Constantinople. Ông khẳng định rằng bản đồ mà ông biên soạn là sao chép lại dữ liệu từ nhiều bản đồ khác nhau, một vài trong số đó có giám định niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước công nguyên. Bản đồ thể hiện vùng bờ biển Tây Phi, bờ biển Nam Mỹ, và bờ Bắc của Nam Cực. Đường bờ biển Nam Cực được vẽ chi tiết đến hoàn hảo. Tuyến bờ biển dọc Nam Mỹ và Bắc Mỹ, thậm chí cả hình dáng của Cực Nam cũng đều được vẽ một cách tỷ mỷ trong bản đồ Reis. Ở đó không chỉ thể hiện hình dáng của đại lục, vẽ tỷ mỷ sự phân bố địa hình trong đất liền mà còn chứa đựng những điểm cực kỳ chính xác, biểu thị đầy đủ núi, dãy núi, đảo, sông, suối và cao nguyên. Điều khiến người ta kinh ngạc là dãy núi ở cực Nam đến năm 1852 mới phát hiện ra, nhưng nó đã được vẽ đầy đủ trên bản đồ Reis. Tuy nhiên câu hỏi làm sao Piri Reis có thể vẽ một bản đồ chính xác đến thế của vùng Nam Cực đến 300 năm trước khi nó được khám phá không phải là câu hỏi lớn nhất, mà việc bản đồ thể hiện đường bờ biển Nam Cực nằm dưới lớp băng dày mới là bí ẩn khó giải thích nhất. Các bằng chứng địa chất khẳng định rằng thời điểm mà vùng đất Queen Maud Land của Nam Cực không có băng giá gần đây nhất là vào khoảng 4000 năm trước công nguyên.
Khoa học chính thống khẳng định rằng chỏm băng bao phủ Nam Cực là hàng triệu tuổi. Bản đồ Piri Reis cho thấy vùng phía Bắc của lục địa Nam Cực đã được vẽ trước khi nó bị băng bao phủ. Điều này không khỏi khiến ta nghĩ rằng nó đã được vẽ ra hàng triệu năm trước, nhưng điều đó là không thể bởi con
người theo thuyết tiến hóa* chưa tồn tại vào thời điểm đó. Và các nghiên cứu xa hơn và chính xác hơn đã chứng minh thời kỳ Không Băng gần đây nhất kết thúc vào khoảng 6000 năm trước đây. Vẫn có những nghi ngờ về thời điểm bắt đầu của thời kỳ Không Băng này, được đưa ra bởi nhiều nhà nghiên cứu khác nhau dao động vào khoảng từ 13 đến 9 ngàn năm trước công nguyên. Câu hỏi đặt ra là: Ai đã vẽ Queen Maud Land của 6000 trước. Nền văn minh chưa được biết đến nào có công nghệ cần thiết để làm được điều này?
Ngày nay người ta cho rằng nền văn minh sớm nhất của loài người, theo lịch sử truyền thống được dạy trong trường, đã phát triển tại Trung Đông vào khoảng năm 3000 trước công nguyên, không lâu sau là nền văn minh thung lũng Indus Ấn Độ, nền văn minh cổ Ai Cập và nền văn minh Hoàng Hà TQ. Vì thế, không có nền văn minh đã biết nào có thể làm công việc này. Ai đã ở đây 4000 năm TCN, để có thể làm những việc mà chúng ta đến tận bây giờ mới làm được với các công nghệ tối tân?
Vào thời Trung Cổ đã tồn tại một số bản đồ hàng hải được gọi là "portolani", là thứ bản đồ chính xác của các con đường biển, các đường bờ biển đã biết, các bến cảng, các eo biển, các vịnh … thông thường nhất. Phần lớn những bản đồ này tập trung tại vùng Địa Trung Hải và các biển Aegean, và những con đường được biết khác, như là quyển sách hàng hải mà chính Piri Reis đã viết. Nhưng một vài báo cáo của những vùng đất vẫn chưa được biết đến, và lưu thông trong một số rất ít thủy thủ có vẻ đã cố gắng giữ kín những kiến thức của họ về những tấm bản đồ đặc biệt đó càng bí mật càng tốt.
Piri Reis có thể đã được tiếp cận với một số bản đồ như thế khi đến Thư viện của Alexandria, thư viện quan trọng nhất nổi tiếng trong thời kỳ cổ đại. Chiểu theo suy luận của Hapgood, những bản copy của những tài liệu này và một số trong những bản đồ gốc đã lưu chuyển đến những trung tâm nghiên cứu khác, và mang chúng tới Constantinople. Thế là vào năm 1204, năm của lần Thập tự chinh thứ tư, khi những người Venetian xâm nhập Constantinople, những bản đồ này bắt đầu quay vòng trong những thủy thủ Châu Âu. Chính vì vậy đã có giả thiết nghi ngờ Christopher Columbus là một trong số những người may mắn có trong tay những tấm bản đồ đi biển đặc biệt này và việc ông khám phá ra châu Mỹ thực tế chỉ là tìm lại châu Mỹ, bởi hải trình ông đi năm 1492 đã được ghi trong một số bản đồ cổ.
Để vẽ tấm bản đồ của mình, Piri Reis đã dùng nhiều nguồn khác nhau, thu thập đây đó trong suốt những chuyến đi của mình. Chính ông đã ghi chú lại nhiều trên tấm bản đồ này nhờ đó chúng ta có thể hình dung được công việc ông đã làm với tấm bản đồ này. Ông bảo ông không chịu trách nhiệm về các nguồn dùng để vẽ nên bản đồ này. Vai trò của ông đơn thuần là của một người soạn thảo dùng một số lớn các nguồn bản đồ gốc khác nhau. Ông cũng nói rằng một vài trong những bản đồ gốc đã được vẽ bởi một số thủy thủ đương thời, trong khi một số khác là từ các bản đồ rất cổ, có niên đại từ khoảng thế kỷ 4 TCN trở về trước.
Sự chính xác tuyệt đối của các bản đồ gốc mà Piri Reis dựa vào có thể nhận thấy trên tấm bản đồ của
ông. Những điểm không chính xác hiếm hoi của bản đồ Piri Reis là các lỗi của chính Piri Reis tự gây ra trong quá trình tổng hợp từ các bản đồ tiền sử, mà chủ yếu là : tổng hợp các bản đồ gốc không cùng một tỉ lệ, tổng hợp sai phương vị theo một góc quay lệch.
Vào năm 1953, một sỹ quan hải quân gửi tấm bản đồ Piri Reis đến Thủy Cục Hải Quân Hoa Kỳ. Để giám định nó M.I. Walters, Kỹ sư trưởng của Cục, đã tham vấn Arlington H. Mallery, một chuyên gia lớn về các bản đồ cổ, người đã từng làm việc với ông ta. Sau một nghiên cứu dài hơi, Mallery đã khám phá ra phép chiếu đã được sử dụng trong bản đồ. Để kiểm tra mức độ chính xác của bản đồ, ông đã tạo ra một hệ lưới ô và dịch chuyển bản đồ của Piri Reis vào quả cầu: bản đồ hoàn toàn chính xác. Ông phát biểu rằng cách duy nhất để vẽ nên một tấm bản đồ chính xác đến thế chỉ có thể là ở góc nhìn từ trên cao, nhưng ai, 6000 năm trước, có thể có máy bay để mà vẽ bản đồ Trái Đất??
Thủy Cục Hải quân không thể tin nổi vào mắt mình: họ đã, thậm chí có thể sửa lại những lỗi sai trong cái bản đồ hiện đại mà họ đang dùng lúc đó !!
Độ chính xác dựa trên sự kiểm tra tọa độ kinh độ, mặt khác, cho thấy để vẽ được bản đồ cần thiết phải dùng phương pháp Lượng giác hình Cầu, một thành tựu chưa được phát minh cho đến giữa thế kỷ 18. Hapgood đã chứng minh rằng bản đồ Piri Reis là được vẽ trong hình học phẳng, chứa các kinh và vĩ độ vuông góc trong một “lưới ô” truyền thống; bởi thế nó đã được sao lại từ một bản đồ trước mà đã được chiếu ra sử dụng phép lượng giác hình cầu! Không chỉ rằng những người làm ra cái bản đồ gốc đó biết rằng quả đất hình cầu, mà họ còn có kiến thức về chu vi Trái Đất với sai số nhỏ hơn 50 dặm!
Hapgood đã gửi bộ sưu tập những bản đồ cổ (chúng ta có thể thấy bản đồ Piri Reis không phải là bản đồ duy nhất như thế …) đến Richard Strachan, tại Học viện Công nghệ Massachusetts. Ông muốn biết chính xác cấp độ toán học cần thiết để vẽ nên các bản đồ gốc cao đến đâu. Strachan đã trả lời năm 1965 rằng, cấp độ đó phải rất cao. Thực tế Strachan đã nói để vẽ những tấm bản đồ như thế, các phương pháp hình chiếu, kiến thức cần thiết là của một cấp độ cực cao.
Cái cách mà bản đồ Piri Reis thể hiện Queen Maud Land, các đường bờ biển của nó, các con sông, dãy núi, các sa mạc, các vịnh, có thể được xác nhận bởi một nhóm thám hiểm Anh – Thụy Điển đến Nam Cực (như đã nói bởi Olhmeyer trong thư gửi Hapgood); những nhà nghiên cứu, dùng các thiết bị sonar và sóng địa chấn, đã khẳng định những vịnh và sông, vv … là đang nằm dưới chỏm băng dày khoảng 1 dặm.
Charles Hapgood, vào năm 1953, đã viết một cuốn sách tựa đề "Earth's shifting crust: a key to some basic problems of earth science" – “Sự dịch chuyển vỏ Trái Đất: chìa khóa cho những vấn đề cơ bản của khoa học về Trái Đất”, ở đây ông đã xây dựng một thuyết để giải thích làm thế nào lục địa Nam Cực có thể Không Băng cho đến 4000 năm TCN.
Thuyết này có các luận điểm chính như sau:
1. Nguyên nhân Nam Cực không có băng phủ, và vì thế ấm hơn nhiều, là vào một thời kỳ quá khứ xa xôi, địa điểm của nó không phải nằm ở vị trí hiện nay trên vỏ Trái Đất. Nó ngày xưa nằm tại vị trí khoảng 2000 dặm về phía Bắc so với hiện tại. Hapgood nói rằng “có thể đặt nó ra ngoài vòng Nam Cực trong một khí hậu ôn hòa hoặc tương đối lạnh”.
2. Nguyên nhân lục địa này di chuyển xuống đến địa điểm như ngày nay có thể được tìm thấy trong một cơ chế gọi là “sự trượt vỏ Trái Đất”. Cơ chế này, không nên nhầm lẫn với thuyết về kiến tạo mảng hoặc là sự trượt lục địa, là một thứ nhờ đó mà quyển đá, toàn thể vỏ ngoài của trái đất “có thể dịch chuyển theo thời kỳ, dịch chuyển trượt qua phần dẻo hơn bên trong, giống như là da của một trái cam, nếu nó lỏng lẻo, có thể dịch chuyển trên phần bên trong của quả cam toàn thể đồng thời”. (Charles Hapgood, trích dẫn trong sách "Maps of the ancient sea-kings".
Thuyết này đã được gửi cho Albert Einstein, và ông rất hứng thú nhiệt tình trả lời một cách nhanh chóng. Mặc dù các nhà địa chất dường như không chấp nhận thuyết của Hapgood, Einstein có vẻ còn cởi mở phóng khoáng hơn cả Hapgood khi phát biểu:
“Trong một vùng địa cực có một sự tan rã dần dần của băng tuyết, không được phân phối đồng đều xung quanh cực. Sự xoay chuyển của Trái Đất dựa trên những khối lượng bất đối xứng, và gây ra một xung lượng ly tâm truyền đến lớp vỏ cứng của Trái Đất. Sự tăng dần đều của xung lượng bất đối xứng được sản sinh ra khi đến một điểm giới hạn nào đó, sẽ gây ra một chuyển động của lớp vỏ cứng Trái Đất phía trên phần bên trong của nó”.
(Lời dẫn của Einstein cho cuốn sách “Sự dịch chuyển lớp vỏ cứng của Trái Đất”, trang 1)
Dù sao, dẫu Hapgood đúng, bí ẩn vẫn nhiều.
Bản đồ Piri Reis là một thứ gì đó có vẻ hoang đường. Dường như không có cách nào mà một người ở trong thời đại xa xưa có thể vẽ một tấm bản đồ chính xác như thế; thực tế các tọa độ kinh độ là hoàn toàn chính xác. Và đó là thể hiện của một trình độ kỹ thuật công nghệ không tin nổi: phương tiện tính toán vĩ độ chính xác tương đối đầu tiên mới chỉ được phát minh vào năm 1761 bởi một người Anh tên là John Harrison, tức là sau Piri Reis 248 năm. Và trước đó không có cách nào có thể tính toán vĩ kinh độ chính xác đến mức có thể chấp nhận được: phải có những lỗi đến hàng trăm km.
Và tấm bản đồ Piri Reis chỉ là một trong nhiều bản đồ thể hiện những vùng đất chưa được biết đến, những kiến thức không thể tin nổi, với độ chính xác mà ngày nay chúng ta cũng phải kinh ngạc.
Thực tế Piri Reis bản thân cũng khẳng định ông đã lấy những bản đồ cổ hơn làm nguồn; và những bản đồ này đã được dùng như là nguồn gốc cho những người đã vẽ những tấm bản đồ khác nhau mà cho đến lúc đó vẫn ở độ chính xác tuyệt vời. Ấn tượng là “Dulcert's Portolano” “Bản đồ của Dulcert” năm 1339, vĩ độ của Châu Âu và Bắc Phi là hoàn hảo, và tọa độ kinh độ của Địa Trung Hải và Biển Đen là chính xác đến từng nửa độ.
Và đáng kinh ngạc hơn là “Zeno's chart”, “Bản đồ của Zeno”, vẽ năm 1380. Nó cho thấy một vùng rộng lớn ở phía Bắc, chạy dọc đến Greenland; độ chính xác của nó gây sửng sốt. Một bản đồ gây sửng sốt nữa được vẽ bởi Hadji Ahmed người Thổ Nhĩ Kỳ, vào năm 1559, trong đó ông thể hiện một dải đất liền khoảng 1600km chiều rộng, nối liền Alaska và Siberia. Giống như một cây cầu tự nhiên từng tồn tại, đã bị bao phủ bởi nước vào cuối kỷ Băng Hà vừa rồi khi mực nước biển tăng lên.
Oronteus Fineus là một người khác đã vẽ một tấm bản đồ chính xác khó tin khác. Ông đã vẽ Nam Cực không có băng, vào năm 1532. Có những tấm bản đồ thể hiện Greenland làm 2 phần tách biệt, đúng như sự khẳng định của đội thám hiểm địa cực người Pháp đã khám phá ra có một tảng băng rất dày nối liền 2 hòn đảo tách biệt để tạo thành Greenland.
Như ta đã thấy, nhiều bản đồ là thuộc về những thời kỳ rất cổ xưa, và ta có thể nói rằng toàn thể hành tinh đều đã được vẽ trên bản đồ vào thời đó. Chúng dường như là những mảnh nhỏ của một tấm bản đồ thế giới cổ đại, được vẽ bởi những người bí ẩn sở hữu những công nghệ rất cao ngay cả so với ngày nay.
Khi toàn thể loài người có lẽ còn sống trong thời kỳ hoang sơ thì ai đó đã “vẽ ra giấy” toàn bộ bề mặt địa lý của hành tinh. Và nó là một kiến thức phổ biến, bằng một cách nào đó bị chia cắt thành nhiều mẩu nhỏ để rồi lại được tập hợp đây đó bởi một vài người, và họ chỉ sao chép những gì họ có thể tìm thấy trong các thư viện, các khu chợ Đông Phương và bất cứ nơi nào họ tìm thấy chúng.
Hapgood đã vạch rõ những điều kinh ngạc hơn nữa: Ông đã tìm thấy một tài liệu bản đồ được sao chép bởi một nguồn cổ hơn được vẽ trên một cột đá, ở TQ, vào năm 1137. Nó thể hiện cũng một trình độ kỹ thuật công nghệ cao như thế, với cùng một phương pháp lưới ô, với cùng sự sử dụng phương pháp lượng giác hình cầu như vậy. Nó có quá nhiều điểm chung với những bản đồ Châu Âu khác, khiến ta phải nghĩ rằng phải có một nguồn gốc chung: có thể nó thuộc về một nền văn minh đã diệt vong nhiều ngàn năm trước?
Như chúng ta có thể thấy bên dưới, một phép chiếu góc cực (nhìn Địa Cầu từ một điểm trên cao), từ một điểm bên trên Cairo, Ai Cập thuộc châu Phi cho thấy tấm bản đồ của Piri Reis.
Ta dễ dàng nhận thấy những điểm tương đồng ngoạn mục giữa bản đồ vệ tinh hiện đại với tấm bản đồ của Piri Reis
Các bạn có thể nghiên cứu kỹ hình vẽ bản đồ Piri Reis ở ĐÂY
Oài, tưởng có người cũng thích bản đồ Piri Reis, vào comment nói chuyện chơi, ai ngờ…
Sặc, cái ông này, chỉ giỏi vào Xì pam quảng cáo, đến chán Mà đến số điện thoại liên hệ cũng giấu thế này, bái phục ông thật
chỉ biết đọc, đọc và đọcko nảy ra bất cứ đc 1 lý giải nào :yikes: dù chỉ là đùa để cho vui :))
Cứ ngâm cứu đi, còn nhiều cái hay lắm ;))