Giới thiệu về Sherlock Holmes và các tác phẩm của Conan Doyle… …
Sir Arthur Conan Doyle (22/5/1859 – 7/7/1930) là một nhà văn người Scotland nổi tiếng với tiểu thuyết trinh thám Sherlock Holmes, tác phẩm được cho là một sáng kiến lớn trong lĩnh vực tiểu thuyết trinh thám. Các tác phẩm của ông bao gồm nhiều truyện khoa học giả tưởng, tiểu thuyết lịch sử, kịch lịch sử, tiểu thuyết, thơ và bút ký.
Conan xuất phát là tên đệm nhưng ông sử dụng như một phần của họ trong các năm sau này của mình.
Các tác phẩm chọn lọc
Các truyện về Sherlock Holmes
Chiếc nhẫn tình cờ (1887)
Dấu bộ tứ (1890)
Những cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes (1892)
Những hồi ức về Sherlock Holmes (1894)
Con chó săn của dòng họ Baskervilles (1902)
Sherlock Holmes trở về (1904)
Thung lũng khủng khiếp (1914)
Cung đàn sau cuối (1917)
The Case Book of Sherlock Holmes (1927)
Các truyện về Giáo sư Challenger
The Lost World (Miền đất thất lạc) (1912)
The Poison Belt (Vành đai khí độc) (1913)
The Land of Mists (1926)
The Disintegration Machine (1927)
When the World Screamed (1928)
Các tiểu thuyết lịch sử
The White Company (1891)
Micah Clarke (1888)
The Great Shadow (1892)
The Refugees (publ. 1893, written 1892)
Rodney Stone (1896)
Uncle Bernac (1897)
Sir Nigel (1906)
Các tác phẩm khác
"J. Habakuk Jephson's Statement" (1883), a story about the fate of the ship Mary Celeste
Mystery of Cloomber (1889)
The Captain of the Polestar, and other tales (1890)
The Doings Of Raffles Haw (1891)
Beyond the City (1892)
Round The Red Lamp (1894)
The Parasite (1894)
The Stark Munro Letters (1895)
Songs of Action (1898)
The Tragedy of The Korosko (Tấn thảm kịch của tàu Korosko) (1898)
A Duet (1899)
The Great Boer War (1900)
The Exploits of Brigadier Gerard (1903)
Through the Magic Door (1907)
The Crime of the Congo (1909)
The New Revelation (1918)
The Vital Message (1919)
Tales of Terror & Mystery (1923)
The History of Spiritualism (1926)
The Maracot Deep (1929)
Sherlock Holmes
Tiểu sử
Sherlock Holmes là một nhân vật thám tử hư cấu vào cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, xuất hiện lần đầu trong tác phẩm của nhà văn Arthur Conan Doyle xuất bản năm 1887. Ông là một thám tử tư ở Luân Đôn nổi tiếng nhờ trí thông minh, khả năng suy diễn logic và quan sát tinh tường trong khi phá những vụ án mà cảnh sát phải bó tay. Nhiều người cho rằng Sherlock Holmes là nhân vật thám tử hư cấu nổi tiếng nhất trong lịch sử văn học và là một trong những nhân vật văn học được biết đến nhiều nhất trên toàn thế giới.
Sherlock Holmes đã xuất hiện trong 4 tiểu thuyết và 56 truyện ngắn của nhà văn Conan Doyle. Hầu như tất cả các tác phẩm đều được viết dưới dạng ghi chép của bác sĩ John H. Watson, người bạn thân thiết và người ghi chép tiểu sử của Holmes, chỉ có 2 tác phẩm được viết dưới dạng ghi chép của chính Holmes và 2 tác phẩm khác dưới dạng ghi chép của người thứ ba. Hai tác phẩm đầu tiên trong số này, 2 tiểu thuyết ngắn, xuất hiện lần đầu tiên trên tờ Beeton's Christmas Annual năm 1887 và tờ Lippincott's Monthly Magazine năm 1890. Thám tử Holmes trở nên cực kì nổi tiếng khi loạt truyện ngắn của Doyle được xuất bản trên tạp chí The Strand Magazine năm 1891. Các tác phẩm được viết xoay quanh thời gian từ năm 1878 đến năm 1903 với vụ án cuối cùng vào năm 1914.
Nhân vật Sherlock Holmes còn được xuất hiện trong loạt tác phẩm trinh thám về Arsène Lupin của Maurice Leblanc.
Theo như các tác phẩm của Conan Doyle, Holmes sinh năm 1854. Ông bắt đầu sống ở 221B phố Baker, Luân Đôn cùng bác sĩ Watson, bạn thân và người viết tiểu sử cho Holmes.
Holmes có một người anh trai, Mycroft Holmes, một viên chức chính phủ đã từng xuất hiện trong ba truyện The Adventure of the Greek Interpreter (Người thông ngôn Hy Lạp), The Adventure of the Final Problem (Vụ án cuối cùng) và The Adventure of the Bruce-Partington Plans (Kế hoạch của Bruce-Partington). Trong tập Người thông ngôn Hy Lạp, Sherlock Holmes cũng tiết lộ cho bác sĩ Watson biết bà nội của Holmes là em gái của họa sĩ người Pháp nổi tiếng Claude Joseph Vernet.
Phụ giúp Holmes điều tra, ngoài bác sĩ Watson, còn có đám trẻ con ở phố Baker. Những nhân viên cảnh sát thường làm việc với Holmes trong các vụ án là thanh tra Lestrade, thanh tra Gregson, thanh tra Stanley Hopkins và thanh tra Jones thuộc Scotland Yard. Ngoài ra còn có thanh tra Francois Le Villard của cảnh sát Pháp.
Kẻ thủ không đội trời chung của Sherlock Holmes là giáo sư James Moriarty (người được mệnh danh "Napoléon của tội ác"), hai người đã đụng độ và cùng rơi xuống thác nước Reichenbach. Conan Doyle đã dự định dùng cái kết này cho tập Vụ án cuối cùng để kết thúc chuỗi tác phẩm về Sherlock Holmes của ông, nhưng độc giả đã gửi vô số thư tới Doyle buộc ông phải trở lại sáng tác tiếp tiểu thuyết The Hound of the Baskervilles (Con chó săn của dòng họ Baskervilles), tuy nhiên vụ án trong tác phẩm này xảy ra trước khi Holmes gặp Moriarty. Holmes thực sự trở lại trong truyện The Adventure of the Empty House (Bí mật ngôi nhà trống), trong đó Conan Doyle giải thích rằng chỉ có Moriarty rơi khỏi vách đá còn Holmes thì chỉ giả chết để tiếp tục điều tra về tổ chức của Moriarty. Nhân vật Moriarty được cho là lấy từ hình ảnh của tên tội phạm người Mỹ gốc Đức Adam Worth.
Tính cách và thói quen
Là một thám tử có phương pháp điều tra rất khoa học nhưng trong cuộc sống riêng Holmes lại rất bừa bộn, theo như ghi chép của bác sĩ Watson, Holmes vứt bừa bãi mọi thứ ra phòng từ ghi chép vụ án đến sản phẩm của những phản ứng hóa học mà ông đã thực hiện. Holmes cũng có một thói quen xấu đó là sử dụng cocaine và morphine. Ngoài ra ông cũng là người nghiện thuốc lá nặng và nổi tiếng với hình ảnh vừa suy luận về vụ án vừa ngậm tẩu thuốc.
Trong các tác phẩm, Holmes luôn tỏ ra là một người lạnh lùng và thờ ơ với mọi thứ không liên quan đến vụ án. Trong khi điều tra, ông luôn giữ chuỗi suy luận của mình mà chỉ nói ra những kết luận hoặc những nhận xét khó hiểu, chỉ sau khi vụ án đã được phá Holmes mới tiết lộ tất cả những lập luận dẫn tới việc phá án. Holmes cũng là người rất can đảm, ông luôn bình thản xem xét hiện trường các vụ án tàn bạo và kinh khủng, ông không cho phép những điều mê tín dị đoan (như trong tiểu thuyết Con chó săn của dòng họ Baskervilles) hay những tình huống kỳ dị làm mình khiếp sợ.
Tuy có vẻ là người cô độc, lạnh lùng và vô cảm, Holmes thực ra lại rất giỏi trong việc nhận xét về cảm xúc của người đối diện, ông có thể xoa dịu và làm an lòng những khách hàng đang gặp khủng hoảng về tâm lý. Holmes cũng chơi rất thân với bác sĩ Watson và có lẽ cũng từng có tình cảm với một người phụ nữ, đó là bà Irene Adler trong truyện ngắn A Scandal in Bohemia (Vụ tai tiếng xứ Bohemia).
Hiểu biết và kỹ năng
Ngay trong tác phẩm đầu tiên, A Study in Scarlet (Chiếc nhẫn tình cờ), bác sĩ Watson đã liệt kê theo suy đoán của ông những hiểu biết và kỹ năng mà Holmes có:
Hiểu biết về văn học: Không.
Hiểu biết về thiên văn: Không.
Hiểu biết về chính trị: Yếu.
Hiểu biết về thực vật: Lộn xộn. Am hiểu thuốc phiện và các loại chất độc nói chung. Hoàn toàn không biết gì về nghề làm vườn.
Hiểu biết về địa chất: Có những hiểu biết thực tế, nhưng hạn chế. Thoạt nhìn có thể phân biệt được ngay các loại đất khác nhau.
Hiểu biết về hóa học: Sâu sắc.
Hiểu biết về giải phẫu: Chính xác nhưng không có hệ thống.
Hiểu biết về các tin tức giật gân: Rất tốt. Ông tỏ ra biết mọi chi tiết của mọi sự kiện khủng khiếp đã từng xảy ra trong vòng một thế kỷ.
Chơi violin hay.
Chuyên gia đấu kiếm, quyền Anh và đánh gậy.
Vận dụng thành thạo luật pháp Anh.
Trong các tác phẩm tiếp theo, có thể thấy danh sách trên là không chính xác, ví dụ bác sĩ Watson cho rằng Holmes ít hiểu biết về chính trị đương thời, nhưng trong truyện ngắn Vụ tai tiếng xứ Bohemia thám tử đã ngay lập tức nhận ra địa vị thật của người giả làm Công tước von Kramm.
Ngoài ra Holmes nghiên cứu rất sâu những môn cần thiết cho việc phá án. Ông rất giỏi trong việc giải các loại mật mã. Ông cũng là bậc thầy về cải trang, Holmes có thể biến thành một thủy thủ như trong The Sign of Four (Dấu hiệu bộ tứ), người nghiện thuốc phiện trong The Man with the Twisted Lip (Người đàn ông môi trề), hay một linh mục già trong Vụ án cuối cùng. Với một chiếc kính lúp, Holmes có thể suy đoán nhân dạng của thủ phạm từ những dấu vết để lại như vết chân, vết giày dép, vết bánh xe và tàn thuốc (Holmes có thể phân biệt hầu hết các loại thuốc được hút chỉ từ tàn thuốc để lại).
Hơn nữa, độc giả còn được biết, Sherlock Holmes là người gan dạ, và đặc biệt là rất mạnh khỏe. Ông luôn dám đối mặt với những hiểm nguy, tự mình khám phá các bí ẩn chết người mà không mảy may nao núng. Trong một tập "Dải băng lốm đốm", Sherlock Holmes đã tỏ ra không e dè gì trước một gã đô con đến dọa nạt và bẻ cong thanh cời than vốn rất cứng trong văn phòng của Holmes. Nhưng ông vẫn tươi cười, và sau khi vị khách đi khỏi, ông dễ dàng "vuốt" thẳng lại thanh cời than.
Suy luận kiểu Holmes
Trong tập Chiếc nhẫn tình cờ, Holmes có viết một tiểu luận theo đó "Từ một giọt nước, một người suy luận logic có thể nêu được khả năng đó là một giọt nước Đại Tây Dương hay một giọt nước từ thác Niagara". Những vụ án do Holmes điều tra thường bắt đầu với việc ông thể hiện khả năng suy luận tuyệt vời của mình như đoán ra thân thế và nghề nghiệp của khách hàng mà không cần hỏi thông tin từ họ.
Phương pháp suy luận của Holmes thường là đi từ những chứng cứ quan sát được đến ý nghĩa của những chứng cứ đó, tức là "Nếu có A thì có B". Ví dụ trong truyện ngắn Vụ tai tiếng xứ Bohemia, sau khi nhìn thấy Watson, Holmes suy luận được rằng ông này mới bị ướt sũng và có một cô hầu gái vụng về và bất cẩn nhất trên đời, ông giải thích cho lập luận của mình như sau:
Phía bên trong lớp da chiếc giầy bên trái của bác sĩ Watson có sáu vết xước gần như song song. Rõ ràng là những vết xước đó gây ra do một người bất cẩn khi chà xát xung quanh mép gót giầy để lau bùn.
Người lau giầy cho bác sĩ chỉ có thể là người hầu gái của ông.
Người lau bùn mà để lại những vết xước như vậy hẳn phải là người bất cẩn và vụng về.
Đôi giày có nhiều bùn đến mức phải lau như vậy chỉ có thể là người mang nó vừa phải đi trong thời tiết giá lạnh và ẩm ướt.
Ở đây "A" là những vết xước nhìn thấy trên đôi giày của bác sĩ Watson, còn "B" là việc ông này bị ướt và người hầu gái bất cẩn.
Sự thành công trong suy luận của Holmes cũng còn do ông có phương pháp nghiên cứu hiện trường vụ án rất khoa học và cẩn thận, và do ông rất am hiểu những lĩnh vực liên quan như pháp y hay chất độc. Theo Holmes, những kết luận logic của ông thực ra là "đơn giản" và "hiển nhiên". Điều quan trọng trong những suy luận của Holmes là phải triệt tiêu được càng nhiều khả năng xảy ra càng tốt. Bác sĩ Watson đôi khi cũng thử áp dụng phương pháp này nhưng ông thường sai trong hầu hết các trường hợp.
when you have eliminated the impossible whatever remains, however improbable, must be the truth (Sau khi đã gạt bỏ ra ngoài tất cả những trường hợp không thể nào xảy ra được, thì giả thiết còn lại, dầu là bấp bênh, thiếu cơ sở đến đâu chăng nữa, cũng phải là sự thật).
Cho đến năm 2007, các tổ chức an ninh MI5 và tình báo MI6 của Anh vẫn dạy phương pháp suy luận này cho nhân viên của họ
Sherlock Holmes được độc giả hâm mộ tới mức đã có rất nhiều hội những người hâm mộ ông được thành lập, hội đầu tiên được thành lập năm 1934 ở Mỹ, sau đó là ở Anh và Đan Mạch. Năm 1990 người ta đã mở Bảo tàng Sherlock Holmes ở phố Baker, đây là bảo tàng cho một nhân vật hư cấu đầu tiên được mở trên thế giới.
Sự nổi tiếng của Sherlock Holmes đã làm nhiều người lầm tưởng rằng những tác phẩm của Conan Doyle là mở đầu cho dòng văn học trinh thám. Thực ra thì tính cách của Holmes và phương pháp điều tra của ông đã được Doyle lấy cảm hứng từ hai nhân vật thám tử C. Auguste Dupin và Monsieur Lecoq trong các tác phẩm của Edgar Allan Poe và Émile Gaboriau. Sau Holmes, rất nhiều nhân vật thám tử trong văn học cũng có phương pháp nghiên cứu tương tự ông hoặc là trích dẫn những câu nói của Holmes trong quá trình điều tra của mình. Nhân vật truyện tranh Shinichi Kudo trong bộ truyện Thám tử lừng danh Conan thường xuyên trích dẫn những câu nói của Holmes và thậm chí còn lấy tên giả theo tên của Conan Doyle (Edogawa Conan).
Cảm hứng sáng tác
Holmes là một nhân vật rất sinh động chính vì vậy độc giả rất quan tâm tới ý tưởng nào khiến nhà văn xây dựng nên nhân vật này. Bản thân Conan Doyle là một bác sĩ và rõ ràng rất giống với nhân vật bác sĩ Watson. Những đoạn văn mô tả bác sĩ Watson gần như trùng khớp với tác giả, từ cơ thể khoẻ mạnh, vai rộng cho tới bộ ria quặp rậm rạp. Trong cuốn sách Thế giới thực của Sherlock Holmes, tác giả Peter Costello giả thuyết rằng cảm hứng sáng tạo thám tử Holmes xuất hiện vào một buổi tối tháng 3/1885, khi chàng bác sĩ trẻ tuổi Doyle trở về quê ở Southsea, ngoại ô của Portsmouth thì bị một cảnh sát địa phương tới thẩm vấn. Cảnh sát vừa nhận được một lá thư nặc danh báo tin một thanh niên bị giết, người này từng là “bệnh nhân thường xuyên” của Conan Doyle. Khi đó nhà văn mới 25 tuổi vừa tốt nghiệp trường y được bốn năm và đang nỗ lực phấn đấu trở thành một vị bác sĩ uy tín.
Viên cảnh sát này có phải là hình mẫu của Sherlock Holmes không? Điều này còn có nhiều điểm nghi ngờ. Trong cuốn tự thuật Những lá thư Stark Munro của mình, Conan Doyle đề cập nhiều tới sự kiện này nhưng lại không nói về viên cảnh sát. Dường như hình mẫu cho Holmes là những nhân vật khác vĩ đại hơn, những người có phong thái gần với thám tử lừng danh này. Nhưng có phải nhân vật Holmes chỉ dựa trên một người? Và đó là một người thực hay cũng là sản phẩm sáng tạo của tác giả?
Hình mẫu của thám tử Holmes là bác sĩ Bell:
Các nhà nghiên cứu văn học đồng ý rằng cảm hứng sáng tạo nhân vật Sherlock Holmes chính là bác sĩ Joseph Bell, giáo sư chuyên khoa giải phẫu của Conan Doyle tại trường đại học Edinburgh. Là một nhà giáo kiêm bác sĩ nổi tiếng thời bấy giờ, bác sĩ Bell là bác sĩ phẫu thuật cho nữ hoàng Victoria khi bà tới Scotland. Ông cũng là một trong những giáo sư nổi tiếng nhất trong trường và các bài giảng của ông thường được đánh giá rất cao.
Theo Martin Booth, tác giả cuốn tiểu sử về Conan Doyle, Bác sĩ và thám tử, Bell là “người đàn ông dong dỏng cao với những ngón tay dài như của nhạc sĩ, mắt xám, khuôn mặt góc cạnh và giọng nói cao”. Ông là “nhà thơ lãng tử, có tài kể chuyện, ham thể thao và yêu thích thiên nhiên, chim muông và còn là một xạ thủ điêu luyện”. Nhưng trên hết ông là một thầy thuốc đại tài. Bell cho rằng đã là bác sĩ thì phải sử dụng hết mọi giác quan của mình để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. “Không chỉ nhìn vào bệnh nhân, mà còn phải lắng nghe, thăm dò và cảm nhận những trạng thái cơ thể của họ”, ông từng nói như vậy .
Trong cuốn tiểu thuyết đầu tay A Study in Scarlet, Conan Doyle đã để Sherlock Holmes sử dụng phương pháp suy luận của bác sĩ Bell khi nói “từ móng tay của người đàn ông, ống tay áo, ống quần, đôi giày, vẻ mặt và mỗi chi tiết trên người có thể tiết lộ nhiều điều”. Viên thám tử vĩ đại sử dụng phương pháp này trong suốt loạt truyện Sherlock Holmes. Cũng trong cuốn truyện này, Holmes giải thích cho Watson lý do anh khẳng định người đàn ông họ biết đã từng sống tại Afghanistan:
“Người đàn ông này có dáng của một bác sĩ và phong cách của một sĩ quan quân đội. Rõ ràng ông ta là bác sĩ quân y. Ông ta vừa trở về từ vùng nhiệt đới bởi khuôn mặt sạm đen không phải là màu da tự nhiên của ông. Chuyến đi của ông ta rất vất vả và ông đã bị ốm bởi khuôn mặt hốc hác thể hiện rõ điều đó. Cánh tay trái bị thương bởi ông ta giữ thẳng tay một cách không tự nhiên. Vùng nhiệt đới nào khiến một bác sĩ quân y người Anh trông vất vả như vậy, lại còn cánh tay bị thương nữa chứ. Rõ ràng chỉ có Afghanistan.”
Những điểm tương đồng về tính cách và trí thông minh giữa nhân vật do Conan Doyle sáng tạo và bác sĩ Bell là không thể phủ nhận, nhưng tác giả của các câu truyện hư cấu thường hiếm khi chỉ xây dựng nhân vật của mình dựa trên một nguyên mẫu duy nhất. Những ảnh hưởng và cảm hứng sáng tác thường xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau và Sherlock Holmes không phải là một ngoại lệ. Ngoài nguyên mẫu là một bác sĩ lừng danh ở Edinburgh, Sherlock Holmes còn mang một số tính cách cả có thực và không thực.
Ảnh hưởng từ văn học Mỹ và Pháp:
Năm 1894, một phóng viên đã hỏi nhà văn Arthur Conan Doyle rằng ông có chịu ảnh hưởng từ tác phẩm của nhà văn Mỹ Edgar Allen Poe không. Cha đẻ của nhân vật Sherlock Holmes trả lời: “Ô, rất nhiều! Thám tử Dupin của ông ấy là thám tử hư cấu giỏi nhất”. Phóng viên hỏi vậy Sherlock Holmes có được liệt vào hàng giỏi nhất không. “Tôi không loại trừ điều đó…,” Conan Doyle trả lời, “nhưng Dupin là vô địch”. Chevalier C. Auguste Dupin là nhân vật thám tử nghiệp dư trong các truyện trinh thám của Poe xuất bản trong giai đoạn từ năm 1841 tới năm 1844, trước khi Sherlock Holmes ra đời gần 50 năm. Những truyện này đã đưa Poe trở thành cha đẻ của tiểu thuyết trinh thám hiện đại.
Điều thú vị là mặc dù Conan Doyle công khai thừa nhận chịu ảnh hưởng của Poe nhưng ông lại để Sherlock Holmes chê bai thám tử của tác giả người Mỹ khi để Holmes nói với Watson trong một truyện rằng: “Mỗi khi anh ca ngợi tôi thì anh luôn so sánh tôi với Dupin… giờ thì tôi nói thẳng ra rằng Dupin là gã rất kém cỏi”. Dường như Conan Doyle muốn độc giả hiểu rõ rằng nhân vật của ông chỉ lấy cảm hứng từ Dupin, chứ không phải là một sản phẩm Anh hoá. Cũng như mọi tác giả khác, Conan Doyle tự hào về sáng tác của mình và muốn nó là sản phẩm tự bản thân ông sáng tạo ra.
Trong truyện của mình, Conan Doyle cũng để Holmes chê bai một thám tử lừng danh khác là nhân vật thanh tra Lecoq của nhà văn Pháp Emile Gaboriau (1833-1873). “Lecoq là kẻ làm việc rất ẩu. Để xác định một tên tù vô danh trong khi tôi chỉ mất 24 giờ đồng hồ thì ông ta phải mất tới sáu tháng”. Người ta không tìm thấy Holmes có điểm nào giống nhân vật thám tử người Pháp này. Điểm nổi bật nhất là Holmes là người Anh và rõ ràng Conan Doyle đã sáng tạo một nhân vật mang đậm tính cách Anglo-Saxon.
Mở rộng ra, có thể thấy tất cả các anh hùng hư cấu đều phản ánh tác giả của họ và Sherlock Holmes cũng không phải là một ngoại lệ. Cá tính và thiên hướng phát hiện sự việc khiến mọi người kinh ngạc là mượn từ bác sĩ Bell; tài hoá trang, lòng nhiệt tình truy đuổi tội phạm và những thí nghiệm ngay tại hiện trường vụ án là mượn từ nhân vật Dupin và Lecoq. Nhưng thám tử Sherlock Holmes thực sự là một sáng tạo đầy vất vả của bản thân nhà văn Conan Doyle.
TỔNG HỢP LINK SHERLOCK HOLMES & CÁC TÁC PHẨM CỦA SIR C. DOYLE (FIXED)
Dưới đây là List Full bản tiếng Việt những tập truyện về Sherlock Holmes
Truyện dài
A Study in Scarlet 1887 (Chiếc nhẫn tình cờ)
The Sign of the Four 1890 (Dấu bộ tứ)
The Hound of the Baskervilles 1902 (Con chó dòng họ Baskervilles)
The Valley of Fear 1904 (Thung lũng khủng khiếp )
Truyện ngắn
The Adventures of Sherlock Holmes 1892 (Những cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes)
A Scandal in Bohemia 1891 (Vụ tai tiếng xứ Bohemia)
The Red Headed League 1891 (Hội tóc hung )
A Case of Identity 1891 (Vụ mất tích kì lạ)
The Boscombe Valley Mystery 1891 (Bí mật tại thung lũng Boscombe)
The Five Orange Pips 1891 (Năm hạt cam)
The Man with the Twisted Lip 1891 (Người đàn ông môi trề)
The Adventure of the Blue Carbuncle 1892 ( viên ngọc bích màu xanh da trời)
The Adventure of the Speckled Band 1892 (Dải băng lốm đốm)
The Adventure of the Engineer's Thumb 1892 (Ngón tay cái của viên Kỹ sư)
The Adventure of the Noble Bachelor 1892 (Chàng quý tộc độc thân)
The Adventure of the Beryl Coronet 1892 (Chiếc vương miện gắn ngọc Berin)
The Adventure of the Copper Beeches 1892 (Vùng đất những dây dẻ đỏ)
Memoirs of Sherlock Holmes 1894 (Hồi ức về Sherlock Holmes)
Silver Blaze 1892 (Ngọn lửa bạc)
The Yellow Face 1893 (Gương mặt vàng vọt)
The Stock Broker's Clerk 1893 (Người làm thuê cho nhà môi giới chứng khoán)
The Gloria Scott 1893 (Con tàu "Gloria Scott")
The Musgrave Ritual 1893 (Tục lệ nhà Musgrave)
The Reigate Puzzle 1893(Vụ án ở Reigate)
The Crooked Man 1893 (Kẻ dị dạng)
The Resident Patient 1893 (Bệnh nhân thường trú)
The Greek Interpreter 1893 (Người thông ngôn Hylạp)
The Naval Treaty 1893 (Bản hiệp ước hải quân)
The Final Problem 1893 (Công việc cuối cùng của Sherlock Holmes)
The Return of Sherlock Holmes 1904 (Sherlock Holmes trở về)
The Adventure of the Empty House 1903 (Ngôi nhà trống không)
The Adventure of the Norwood Builder 1903 (Nhà thầu khoáng ở Norwood)
The Adventure of the Dancing Men 1903 ( Những hình nhân nhảy múa)
The Adventure of the Solitary Cyclist 1903 (Cô gái đi xe đạp)
The Adventure of the Priory School 1904 (Câu chuyện tại Ký túc xá)
The Adventure of Black Peter 1904 (Peter Hắc Ám)
The Adventure of Charles Augustus Milverton 1904 (Tên Tống tiền ngoại hạng)
The Adventure of the Six Napoleons 1904 (Sáu bức tượng Napoleon)
The Adventure of the Three Students 1904 (Ba sinh viên)
The Adventure of the Golden Pince-Nez 1904 ( Cái kính kẹp mụi bằng vàng)
The Adventure of the Missing Three-Quarter 1904 (Một trung vệ bị mất tích)
The Adventure of the Abbey Grange 1904 (Vụ án tại Abbey Grange)
The Adventure of the Second Stain 1904 (Vết máu thứ hai)
His Last Bow 1917 (Cung đàn sau cuối)
The Adventure of Wisteria Lodge 1908 (Đêm kinh hoàng ở điền trang Wisteria)
The Adventure of the Red Circle 1911 (Vòng tròn đỏ)
The Adventure of the Cardboard Box 1893 (Hai lỗ tai trong hộp các tông)
The Adventure of the Bruce-Partington Plans 1908 (Các bản vẽ tàu ngầm Bruce Partington)
The Adventure of the Dying Detective 1913 (Sherlock Holmes hấp hối)
The Disappearance of Lady Frances Carfax 1911 (Quý bà mất tích )
The Adventure of the Devil's Foot 1910 (Bàn chân của quỷ)
His Last Bow 1917 (Cung đàn sau cuối)
The Case Book of Sherlock Holmes 1927 (Tàng thư Sherlock Holmes)
The Adventure of the Illustrious Client 1924 (Người khách hàng nổi tiếng)
The Adventure of the Blanched Soldier 1926 (Người lính bị vảy nến)
The Adventure of the Mazarin Stone 1921 (Viên đá của Mazarin)
The Adventure of the Three Gables 1926 (Ba đầu hồi)
The Adventure of the Sussex Vampire 1924 (Ma cà rồng vùng Sussex)
The Adventure of the Three Garridebs 1924 (Ba nguời họ Garridebs)
The Problem of Thor Bridge 1922 (Bài toán cầu Thor)
The Adventure of the Creeping Man 1923 (Người đi 4 chân)
The Adventure of the Lions Mane 1926 (Cái bờm sư tử)
The Adventure of the Veiled Lodger 1927 (Bà thuê nhà mang mạng che)
The Adventure of Shoscombe Old Place 1927 (Bí ẩn lâu đài Shoscombe)
The Adventure of the Retired Colourman 1926 (Người bán sơn về hưu)
Ngoài ra còn 1 số tác phẩm khác của Conan Doyle, tuy ko viết về Sherlock Holmes, nhưng cũng nổi tiếng ko kém:
Tuyển tập truyện giả tưởng của Conan Doyle
Bao gồm:
Những hầm mộ mới
Vị giáo sư của trường Lea House
Sự việc đã xảy ra như thế nào?
Hồn ma hiện lên từ đáy biển
Sự khủng khiếp giữa trời cao
Vụ án B.24
Tên tử tù bất tử
Câu chuyện về Sannox phu nhân
Lô số 249
Cuộc thí nghiệm ly kỳ tại Keinplatz
Chiếc nhẫn giải thoát
Hang Blue John
Cái thang máy
Chiếc phễu bằng da
Bàn tay nâu
Con mèo Brasil
Chơi với lửa
The Lost World (Miền đất thất lạc)
Hix, tôi được đọc quyển truyện này từ lâu lắm rồi, chả hiểu vớ đc ở đâu quyển sách cũ cũ xỉn xỉn, thấy ghi xuất bản từ 198x, đọc phê lắm, nói về 1 trong các cuộc hành trình của giáo sư Challenger, thế mà search trên mạng bản tiếng Việt mãi mà ko thấy, đang định lôi quyển đấy ra type lại share cho mọi người mà tìm mãi chả thấy, thôi thì ai thích đọc cứ đọc tạm bản tiếng Anh đi nhá 😀
P/S: Khi download về máy, giải nén sẽ ra file có định dạng *.PRC, đây là định dạng của Mobipocket, chuyên đọc trên các máy Palm, PDA và nhiều loại máy di động.
Muốn đọc định dạng *.PRC trên máy tính, mọi người download Mobipocket Reader tại ĐÂY
Muốn đọc trên điện thoại di động (các loại máy hỗ trợ chương trình Java), mọi người download tại ĐÂY
Hay lắm bạn, có cả audio book Sherlock Holmes nữa đó, đây nè ^^http://www.tinhte.com/threads/69926-Truy%E1%BB%87n-audio-sherlock-Holmes-to%C3%A0n-t%E1%BA%ADp
Thx bác nhé, bác cũng dân Tinh Tế àh?
À không, mình vô tình search thấy thôi
bạn ơi. link down SH toàn tập die rồi 🙁
Cho mình hỏi, hiện nay có nhiều bộ Sherlock holmes toàn tập được xuất bản. Nhưng mình k biết bộ nào hay và nên mua hết. Các bạn có thể tư vấn giúp mình đc k?