Lịch sử World Cup

Chúng ta đang sống trong 1 mùa hè mà không khí World Cup (WC) tràn ngập khắp mọi nơi, hầu như tất cả mọi người đều sống trong không khí ăn bóng đá, ngủ bóng đá, bầu không khí WC như thêm phần sôi động, nóng bỏng bởi những tiếng vo ve như ruồi của những chiếc kèn Vuvuzela… lởm (oài sao mà ghét thế, nghe váng cả đầu, sao BTC cả chính quyền nam Phi ko cấm tiệt luôn đi nhỉ – cái này hơi bức xúc 1 tý – Mr.Cent) Không khí của ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh đã len lỏi đến tận những ngõ ngách ở khắp nơi trên thế giới. Nhưng có vẻ, mọi người ít quan tâm đến việc tại sao giải bóng đá toàn cầu lại có tên là WC, lý do hình thành, & lịch sử của nó. Chúng ta hãy cùng điểm lại 1 chút về lịch sử của WC cùng với những con người đã cống hiến hết mình để cho chúng ta thấy cái được gọi là WC (Dạo này công nhận mình chém khỏe phết ) …

Giải vô địch bóng đá thế giới, còn gọi World Cup (WC), là giải đấu bóng đá do Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) tổ chức bốn năm một lần cho tất cả các đội tuyển bóng đá quốc gia của những nước là thành viên FIFA.

Giải vô địch bóng đá thế giới quy tụ tất cả các đội bóng hàng đầu thế giới đọ sức với nhau giành chức vô địch, không kể đó là những đội bóng nghiệp dư hay chuyên nghiệp. Ngoài ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên, có thể xem WC là một giải đấu phản ánh tương đối chính xác trình độ của các ĐTQG cũng như mức độ phát triển của các nền bóng đá ở các Châu lục khác nhạu trên toàn cầu.

Ý tưởng tập hợp những đội bóng mạnh nhất của các quốc gia trong một trận cầu tranh chức vô địch thế giới bắt nguồn từ thập niên 1920, do một nhóm các nhà quản lý bóng đá Pháp, đứng đầu là Jules Rimet, đề xướng.

Nghị quyết việc tiến hành đều đặn Giải vô địch bóng đá thế giới được Đại hội FIFA họp tại Amsterdam thông qua năm 1928. Trong thời kỳ này bóng đá nhà nghề đã có một quy mô rộng lớn song những cuộc đấu ở Thế vận hội thì chỉ cho phép các cầu thủ nghiệp dư tham gia nên không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của giới bóng đá.

Tên gọi chính thức về Giải vô địch bóng đá thế giới đã có vài lần thay đổi. Thoạt đầu nó được gọi là "Cúp thế giới" (WC, Coupe du monde) sau đó là "Cup Jules Rimet" (tên của cựu chủ tịch FIFA), rồi đến "Giải vô địch bóng đá thế giới – Cup Jules Rimet" và sau cùng là "Giải vô địch bóng đá thế giới".

Giải đấu đầu tiên năm 1930 chính thức được tổ chức tại Uruguay, với sự tham dự của 13 đội tuyển. Và chiếc cúp vàng thứ nhất mang tên "Jules Rimet" đã lọt vào tay chính đội chủ nhà.

FIFA WC diễn ra đều đặn 4 năm một lần, trừ hai kỳ bị huỷ bỏ vào các năm 1942 và 1946 vì ảnh hưởng của Thế chiến thứ hai.

Trong thập niên 1950, giải vô địch bóng đá thế giới nhanh chóng tái khẳng định vị trí và tiếp tục duy trì thế độc tôn là sự kiện thể thao lớn nhất trong thời hiện đại, được tổ chức luân phiên ở các nước khu vực châu Âu và châu Mỹ. Thế nhưng mãi đến kỳ thi đấu gần đây nhất người ta mới thấy một bước đột phá khi Hàn Quốc và Nhật Bản được chọn đăng cai WC 2002.

Từ năm 1970 trở về trước, đội vô địch thế giới được trao "cúp vàng" mà trong các văn kiện chính thức của FIFA gọi là "vật phẩm nghệ thuật". Đó là bức tượng nhỏ hình "Nữ thần chiến thắng Nike" (theo thần thoại Hy Lạp) mà trong giới bóng đá thường gọi là tượng "Nữ thần vàng". Theo đơn đặt hàng của FIFA, chiếc tượng này được hoàn thành năm 1928 do một người thợ kim hoàn ở Paris tên là Abel Lafleur đúc bằng vàng thật, nặng 1,8 kg (với chiếc đế bằng đá hoa cương nặng chừng 4 kg), trị giá 10.000 USD.
Trước Giải vô địch bóng đá thế giới năm 1970, FIFA giữ "Cup vàng" theo điều lệ quy định để rồi trao cho liên đoàn bóng đá quốc gia thuộc nước có đội bóng đoạt chức vô địch thế giới rồi trả lại cho FIFA trước khi tiến hành vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới lần sau.

Năm 1970, sau ba lần vô địch, như trong điều lệ quy định, đội Brazil đã được trao tặng vĩnh viễn "Nữ thần vàng". Sau đó FIFA đặt làm chiếc cup mới lấy tên là Cup thế giới FIFA. Chiếc cup này là Cup luân lưu, không đội bóng nào có thể đoạt vĩnh viễn cả. Những đội bóng chiến thắng sẽ được trao tặng chiếc cup mẫu thu nhỏ để làm kỷ niệm cùng với việc được giữ chiếc cup chính thức trong thời gian giữa hai giải vô địch bóng đá thế giới. Chiếc cup mới được đúc bằng vàng thật do nghệ sỹ người Italia Silvio Gazzaniga sáng tác, chiều cao 36 cm, nặng 5 kg, trị giá 20.000 USD. Cup này do người thợ kim hoàn Stabilimento Artistico Bertoni ở thành phố Milano đúc. Chiếc cúp mang hình hai thanh niên với bốn cánh tay giơ cao đỡ lấy quả Địa Cầu.

Đã có 17 kỳ thi đấu nhưng chỉ có 7 quốc gia đoạt giải vô địch. Trong đó, Brazil dẫn đầu với 5 lần đoạt cúp vàng và cũng là đội tuyển duy nhất có mặt trong tất cả các vòng chung kết Cúp bóng đá thế giới. Italia đã 4 lần vô địch, Đức đã 3 lần nhận danh hiệu vô địch. Còn Hungary là đội tuyển ghi bàn nhiều nhất trong lịch sử WC và cũng là đội duy nhất ghi được hơn 10 bàn thắng trong một kỳ giải.

Lucien Laurent là cầu thủ ghi bàn thắng đầu tiên trong lịch sử WC được tổ chức tại Uruguay, ông là thành viên duy nhất của đội tuyển Pháp tham dự WC 1930 hiện còn sống để chứng kiến Pháp đăng quang tại Pháp vào năm 1998.

Ronaldo là cầu thủ ghi bàn nhiều nhất với 15 bàn trong lịch sử các kỳ thi đấu Cúp bóng đá thế giới. Vòng chung kết WC năm 1998 tại Pháp, anh đã ghi được 4 bàn thắng cho Brazil; năm 2002 tại Hàn Quốc và Nhật Bản, anh ghi thêm 8 bàn; năm 2006 tại Đức, anh tiếp tục ghi thêm 3 bàn thắng nữa cho riêng mình. Gullermo Stabile là tuyển thủ đầu tiên lập cú hat-trick (tức là 3 bàn thắng) trong một trận đấu. Đó là tại vòng chung kết WC lần thứ nhất ở Uruguay.

"Vua bóng đá" Pele được xem là cầu thủ trẻ tuổi nhất ghi bàn tại WC, và Roger Milla của Cameroon là cầu thủ lớn tuổi nhất (42 tuổi) tham gia Cúp bóng đá thế giới.

Luật đá phạt đền 11 mét được áp dụng lần đầu tiên tại WC 1974 ở Munich (Đức).

Những chân sút hàng đầu
1. Just Fontaine (1958 – 13 bàn) là người đến nay vẫn giữ kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất tại một kỳ WorldCup, giúp đội tuyển Pháp giành giải hạng ba tại Thụy Điển vào năm 1958.

2. Eusebio (1966 – 9 bàn), biệt hiệu: The Black Pear – "Viên ngọc đen" – ghi 9 bàn thắng tại WC 1966 cho Bồ Đào Nha, đoạt danh hiệu vua phá lưới. Kỷ lục của Eusebio đến nay vẫn là một biểu tượng không vượt qua được.

3. Pele (1958, 1962, 1966, 1970 – 12 bàn), "Vua bóng đá Pelé". Qua 4 kỳ WC, Pelé có được 12 bàn thắng và trở thành huyền thoại không chỉ của bóng đá Brasil mà của thế giới.

4. Mario Kempes (1974, 1978, 1982 – 6 bàn), nổi tiếng với biệt hiệu "El Matador" nhưng có 2 kỳ WC anh không có bàn thắng. Năm 1978, với 6 bàn thắng, Mario Kempes đã giúp Argentina lần đầu tiên trở thành vô địch Cup thế giới trên sân nhà.

5. Gerd Mueller (1970, 1974 – 14 bàn) là một chân sút siêu hạng của ĐTQG Đức, mang lại vinh quang cho "những cỗ xe tăng" vào năm 1974 với 10 bàn thắng tại Mexico. Bốn năm sau, anh tiếp tục giúp Đức có thêm 4 bàn.

6. Paolo Rossi (1978, 1982 – 9 bàn), hai kỳ WC với 9 bàn thắng, Rossi trở thành huyền thoại của Italia.

7. Gary Lineker (1986, 1990 – 10 bàn) 6 bàn thắng trong WC 1986, 4 bàn trong WC 1990, anh đã đưa đội tuyển Anh một lần vào tứ kết và một lần vào đến bán kết.

8. Diego Maradona (1982, 1986, 1990, 1994 – 8 bàn) tham dự 4 kỳ WC với 8 bàn thắng, Maradona nổi tiếng với hai bàn thắng vào lưới đội tuyển Anh tại WC 1986: "bàn tay của Chúa" và một bàn thắng đẹp như mơ sau khi đi qua hàng loạt cầu thủ Anh.

9. Juegen Klinsmann (1990, 1994, 1998 – 11 bàn) 3 lần tham dự WC với 11 bàn thắng, là huấn luyện viên trưởng đội tuyển Đức năm 2006, trở thành người hùng mọi thời đại của "những cỗ xe tăng". Klinsmann dẫn dắt Đức giành vinh quang tại Italia vào năm 1990.

10. Hristo Stoichkov (1994, 1998 – 6 bàn) một lần tham dự WC cùng Bulgaria vào năm 1994 và để lại nhiều kỳ tích. Với 6 bàn thắng và danh hiệu vua phá lưới là minh chứng cho khả năng của tiền đạo này. Nhờ thi đấu xuất sắc, năm đó Stoichkov giúp Bulgaria đoạt hạng tư chung cuộc.

12. Ronaldo (1994, 1998, 2002, 2006 – 15 bàn) là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất (15 bàn) trong các kỳ WC tính đến thời điểm ngày 6 tháng 7 năm 2006, đã phá vỡ kỷ lục của Gerd Müller. WC 1994 và 2002, Ronaldo cũng góp tên mình vào danh sách 10 chân sút huyền thoại của WC với 12 bàn thắng. Tại Đức, Ronaldo vẫn là chân sút số một của Brasil.

Kết quả các trận chung kết WC

Các vua phá lưới trong lịch sử WC
Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử Wolrd Cup là Ronaldo người Brazil với 15 bàn ở 3 kỳ WC 1998 ( 4 bàn), 2002 (8 bàn), 2006 (3 bàn).
Ngoài ra, Just Fontaine, cầu thủ Pháp là người ghi được nhiều bàn thắng nhất trong một kỳ WC: 13 bàn tại WC 1958.

World Cup Nam Phi (2010)

Giải vô địch bóng đá thế giới 2010 hay còn gọi là Cúp bóng đá thế giới 2010 (tên chính thức là FIFA World Cup – South Africa 2010™) sẽ được tổ chức tại Nam Phi. Đây là Giải vô địch bóng đá thế giới lần thứ mười chín do Liên đoàn bóng đá thế giới tổ chức và là lần đầu tiên diễn ra ở châu Phi. Giải diễn ra trên các sân vận động của Nam Phi từ ngày 11 tháng 6 và kết thúc với trận chung kết trên sân vận động Soccer City tại Johannesburg vào ngày 11 tháng 7 năm 2010.

Nếu tính cả vòng loại, kỳ World Cup lần này có sự tham gia tranh tài của 204 đội tuyển quốc gia trong số 208 thành viên của FIFA. Đây là sự kiện thể thao quy tụ được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nhất gửi đại diện tham gia cùng với Thế vận hội Mùa hè 2008.

Linh vật chính thức của World Cup 2010 là chú báo hoa mai Zakumi (sinh ngày 16 tháng 6, 1994 (15 tuổi), được giới thiệu lần đầu ngày 22 tháng 9 năm 2008. Tên của chú được ghép từ "ZA", chữ viết tắt quốc tế của Nam Phi, và "kumi", có nghĩa là số mười trong nhiều thứ tiếng châu Phi. Zakumi gồm hai màu vàng-xanh là màu áo của tuyển Nam Phi.

Ngày sinh của Zakumi trùng với ngày Thanh niên ở Nam Phi. Còn năm 1994 đánh dấu cuộc bầu cử không phân biệt chủng tộc đầu tiên ở quốc gia này.[7] Andries Odendaal thuộc thành phố Cape Town là tác giả thiết kế linh vật.

Khẩu hiệu chính thức của Zakumi là: "Lối chơi của Zakumi là lối chơi Fair Play. – Zakumi's game is Fair Play." Khẩu hiện xuất hiện trên những bảng quảng cáo điện tử của FIFA Confederations Cup 2009, và World Cup 2010.

Jabulani là quả bóng chính thức được dùng ở các trận đấu tại FIFA World Cup 2010 do hãng Adidas của Đức sản xuất. Bóng được công bố tại Cape Town, Nam Phi vào ngày 04 tháng 12 năm 2009 và đã được phát triển tại Đại học Loughborough, Anh quốc. Từ "Jabulani" có nghĩa là "Hãy hạnh phúc" hay "Chào mừng" trong tiếng Zulu.

Quả bóng này cũng được sử dụng trong Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2009 ở UAE, và một phiên bản đặc biệt khác của trái bóng, Jabulani Angola, là quả bóng được dùng trong Cúp bóng đá châu Phi 2010. Nó cũng được sử dụng tại Giải Clausura 2010 của Argentina cũng như ở Giải MLS 2010 của Mỹ trong màu xanh da trời và màu xanh lá cây, hai màu chủ đạo của các giải đấu này.

Quả bóng được chế tạo bằng cách sử dụng một thiết kế mới, bao gồm 8 miếng ghép (giảm xuống từ 14 miếng ghép trong World Cup 2006) được hàn bằng nhiệt-ngoại quan thay vì khâu bằng chỉ như những quả bóng khác. Đây là những vật thể hình cầu, được đúc từ chất axetat etylen-vinyl và nhựa nhiệt dẻo polyurethan. Bề mặt của quả bóng được kết cấu với các rãnh, một công nghệ mới được phát triển bởi Adidas và được gọi là GripnGroove để nhằm cải thiện khí động học của quả bóng. Việc thiết kế đã nhận được sự quan tâm đáng kể từ các học viện, bằng chứng là quả bóng đã được phát triển trong quan hệ đối tác với các nhà nghiên cứu từ Trường đại học Loughborough, Vương quốc Anh.

Bóng được trang trí bằng bốn hoa văn giống hình tam giác trên nền trắng. Mười một màu sắc khác nhau biểu tượng cho mười một cầu thủ trong một đội bóng và mười một dân tộc của Nam Phi. Jabulani Angola, quả bóng được sử dụng tại Cúp bóng đá châu Phi 2010 tại Angola, có các màu màu đại diện cho lá cờ của quốc gia chủ nhà gồm màu vàng, đỏ, và màu đen. Đối với trận chung kết được tổ chức tại Johannesburg vào ngày 11 tháng 07, một quả bóng đặc biệt khác sẽ được sử dụng với kết cấu là các tấm bảng vàng, một biến thể đắt giá so với những quả bóng Jabulani thường. Quả bóng đó sẽ được gọi là "Jo'bulani", một lối chơi chữ từ biệt danh của Johannesburg là "Thành phố vàng".

Với những quả bóng được làm tại Trung Quốc, chúng sử dụng ruột làm từ cao su ở Ấn Độ, nhiệt dẻo Pôliurêtan-elastomer từ Đài Loan, axetat etylen-vinyl, đẳng hướng pôliexte / vải cotton, keo dán và mực in từ Trung Quốc.

(Nhờ quả bóng này mà sáng nay ĐT Anh bị ăn 1 quả đau đớn, đúng là quả bóng lởm, nảy gì mà kinh thế, đến mấy bố tiền đạo cũng chả kiểm soát nổi đường bóng, thế mà cũng gọi là bóng thế hệ mới, chán – Mr.Cent)

Kèn Vuvuzela

Cận kề World Cup 2010, trên khắp các đường phố tại "xứ sở cầu vồng", du khách thích thú ngắm nhìn từng hàng dài người dân bản địa diễu hành, hò reo và thổi Vuvuzela. Loại kèn ống to mà những người thổ dân Zulu chế tạo ấy, từ quá lâu đã được coi là "diện mạo" của Nam Phi, là niềm tự hào của đất nước đã trải qua quá nhiều khổ đau vì bạo lực, chiến tranh và nạn phân biệt chủng tộc này.

Vậy mà trước khi World Cup đầu tiên trong lịch sử lục địa đen bắt đầu, nhiều người thậm chí đã khởi động cả một cuộc chiến chống lại sự hiện diện của nó. Đội tuyển Mỹ, Mexico, Tây Ban Nha và rất nhiều các vị khách đã nói, Vuvuzela quá ồn. Nó khiến các cầu thủ của họ không tập trung thi đấu được. Căng thẳng đã leo thang, khi FIFA thậm chí phải họp trước khi quyết định có nên để loại kèn có âm thanh quá lớn này hiện diện trong 64 trận đấu tại World Cup 2010.

Cuối cùng, câu chuyện dài về việc "có hay không" sự hiện diện của Vuvuzela đã được khép lại bằng kết thúc có hậu (?). Sự phản đối kịch liệt của người dân Nam Phi. Mong ước duy trì truyền thống văn hóa bản địa, thứ toát lên tất cả sự hiếu khách, vẻ đẹp và tâm hồn của người dân "xứ Cầu vồng" đã giúp Vuvuzela có mặt tại Soccer City, tại Cape Town, tại Ellis Park và bất kì địa điểm tổ chức 64 trận đấu nào khác.

(Thật sự chưa bao h thấy 1 cái kèn nào để lại ấn tượng xấu trong mắt mọi người như thế này, cứ vào trận đấu là chỉ có nghe đc tiếng vo ve như ruồi nhặng, váng hết cả đầu Đáng lẽ phải cấm tiệt loại kèn dở hơi này mới đúng, mình ngồi xem wa TV còn thấy ức chế, ko hiểu mấy lão cầu thủ đi đứng trong sân, phải chịu tra tấn trực tiếp như thế thì Stress đến mức nào nữa – Mr.Cent)

46 Replies to “Lịch sử World Cup”

  1. Em cũng ghét cái kèn này. Khó chịu hết sức. Nhưng trên hết, cứ chú ý vào quả bóng thôi 😀

  2. Chắc phải lập 1 hội Anti Vuvu wa’ Nhg mà, ngay quả bóng, a cũng ko thích, bóng mới mà chả hiểu thiết kế kiểu j, khó kiểm soát bóng wa’, a thấy nó cứ nẩy tưng tưng, đến chán Thôi đành tập trung vào trận đấu, chấp nhận tắt tiếng TV zậy

  3. @SunFlow: Trận đấy a lại ko xem, tại a ghét Arg @BAT: Cái kèn này thì vô đối rồi, bây h hội Anti Vuvu mọc lên ở khắp nơi mà Đêm nay có trận BRA này, e xem ko? Lần này a sẽ cổ vũ bọn Bắc Triều, cho dù rất ghét bọn nó, nhg chính trị là chính trị, còn thể thao là thể thao, ko liên wan

  4. @sunflower:sameeeeeeee,messi đáng iu,dễ xương+ với maradona nhí nhảnh,hahaha,cool hết sức@cent:trùi ui,anh có mơ ko zị,brazil sẽ vô địch

  5. Anh cũng thích Brazil, nhg vẫn sau A, cả Đức Lý do a ghét Messi hả? Thứ nhất, Mes là cầu thủ Barca Thứ 2, a là fan của Chelsea Cũng cùng lý do như thế đối với thằng C.Ronaldo

  6. thằng c.ronaldo hả,úi chào ,ban đầu thix ổng kinh,nhưng h ghét oy`,chơi xấu tởm wa’,càng nhìn càng ko ưa

  7. A thì ghét Mes, ghét Barca Kể ra nếu hồi trc’ ku CR ko ở MU thì a cũng cổ vũ MU đấy nhìn cái kiểu đá của ku đấy, rồi thêm cái thái độ vênh vênh, ghét ko chịu đc, thêm quả kiểu chạy cắm đầu về phía trc, đụng cái là lăn quay cu đơ, đến là buồn cười Mà công nhận trận vừa rồi A đá chán wa’, bị ghi 1 bàn, do chính mình, thế mà mất hết cả khí thế, đá như dở hơi, chả bù đá giải CLB, rõ kinh, đội hình thì toàn sao, thế mà… Mong là các trận sau ko đến nỗi thê thảm như thế

  8. Ừhm giống hệt nhà a, hôm nay là hôm thứ 3 bị cắt liên tiếp rồi đấy Đúng là ko thể nào chấp nhận đc, thật là hâm mộ các bác Điện lực, lúc nào cũng treo ra cái lịch cắt điện, nhg chỉ để làm vì thôi, rõ ràng nhà a ko có trong lịch cắt điện, thế mà bọn nó vẫn hứng lên cắt bất tử, ức chế wa’ Thôi bây h cố gắng phấn đấu len lõi chen chân vào chơi cùng các bác nhà đèn, rồi sẽ tìm cách xử từng lão chóp bu dần dần zậy

  9. kekeke,hum nay zui wa’archentina ăn hàn quốc 4-1waaaaaaaaaaaa!!!!!wa’ đỉnhwa’ kĩ thuậtphối hợp wa’ ăn ýko còn lời nào để nóilove archentinalove MESSI ,love MARADONAARCHENTINA VÔ ĐỊCHARCHENTINA VÔ ĐỊCHARCHENTINA VÔ ĐỊCHARCHENTINA VÔ ĐỊCH:wizard: :hat: :jester: :heart: :cheers:

  10. @Sun: Thôi cố sống chung với bão e ah, bay giờ có tức cũng chả làm gì được chúng nó #@!!%^$#@^#^@$ Mà sao cả 2 đứa đều thích ARG à, anh thì chả thích tẹo nào cả Đúng là khi đụng chạm đến đội mình yêu thích, cũng dễ cãi nhau lắm đây

  11. Tiếc là hôm qua anh mải đi chơi, không xem được Nhìn vào kết quả thì đúng là đáng thuyết phục thật, nhưng mà anh vẫn thích Hàn Xẻng hơn Hy vọng Hàn vẫn vào được vòng trong

  12. sunflower:wa’ chính xác,messi muk,nhưng hình như ổng chịu nhìu sức ép wa’ nên chả ghi dc bàn nào hết,toàn chuyền wa thằng số 9 ko 😥 :sst: uk,hàn cũng hay nhưng nhỏ con wa’,chờ mùa sau thui :ko:

  13. Nhưng người ta vẫn nhắc đến Messi tuyệt vời thôi, Higuain cũng thực hiện tốt nhiệm vụ rồi, chỉ việc đứng đá vô thôi, đá tốt và lập luôn hattrick 😀 … Messi chắc chắn ghi bàn mà 😀 .Đợi xem! 😀

  14. Oài, 2 đứa hâm mộ ARG quá nhỉ, a cũng muốn hùa theo mà ko nổi :(Mà hôm nay Đ thua đau quá, a ko được xem trận này, nhưng cũng hơi bị bức xúc :|Đêm nay phải cổ vũ đội A thôi, hy vọng là ko bị cắt điện 😆

  15. Mỗi người 1 sở thích mà e :DMà cái đội A cùi bắp, a mất công cổ vũ như thế rồi mà vẫn đá như dở hơi, điên cả người :(Thôi đành dồn sức cổ vũ dân Châu Á còn hơn…Nhật, Hàn, Triều, cố lên!!!

  16. Ừhm, nản nhỉ, hôm qua a ko xem được trận Đức, nhg mà ức chế quá, thua tan tác như thế, thật là… Năm nay các đội cửa trên bơ bơ hết cả rồi Để a thử nghe cái này xem có đỡ chán hơn ko,chỉ sợ nghe xong lại xì trét thêm

  17. Thật là nản, ra đi từng ku 1, chắc A đi đầu tiên rồi Đến ku Nhật bủn cũng thua, chả lẽ bây giờ a quay qua cổ vũ bọn Triều Tiên, a ghét bọn này quá

  18. năm nay chỉ có argentina là hay thoy 😀 😀 😀 😀 😀 😀 😀 :sing: :sing: :sing: :sing:

  19. hahahahahttp://www.youtube.com/watch?v=nSv5IDAJtF4&feature=player_embedded#!ko nge đừng hối hận 😆 😆 😆 😆

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *