Nỗi buồn Chiến tranh – Bảo Ninh

Nỗi buồn chiến tranh xuất bản năm 1990 với tên gọi Thân phận tình yêu (Nỗi buồn chiến tranh là tên do tác giả đặt). Năm 1991, cuốn sách là một trong ba tác phẩm được giải văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi được trao giải, sách trở thành tâm điểm chia rẽ dư luận và giới phê bình trong nước vì những trang viết trực diện, vừa hào hùng vừa bi thảm và đầy tranh cãi về cuộc chiến tranh chống Mỹ.

Truyện kể về cuộc đời Kiên – một người lính trinh sát – trong cả chiến tranh và thời bình. Xuất phát từ hiện tại, cuốn tiểu thuyết lần theo dòng hồi ức miên man của Kiên về những năm tháng chiến đấu ác liệt, giàu tình yêu, tình người nhưng cũng la liệt đau thương, mất mát…

Năm 1993, cuốn sách được chuyển ngữ sang tiếng Anh và xuất bản ở Australia với tựa đề The Sorrow of War (Nỗi buồn chiến tranh). Trong những lần tái bản ở Việt Nam, tác phẩm được trở lại với tên gọi đầu tiên – Nỗi buồn chiến tranh. Đến nay, sách đã được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới và được coi là một trong những tiểu thuyết đương đại Việt Nam được dịch nhiều nhất.

Tác giả
Bảo Ninh (1952) tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Ông vào bộ đội năm 1969. Thời chiến tranh, ông chiến đấu ở mặt trận B-3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10. Năm 1975, ông giải ngũ. Từ 1976-1981 học đại học ở Hà Nội, sau đó làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam. Từ 1984-1986 học khoá 2 Trường viết văn Nguyễn Du. Làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1997.

Nỗi buồn Chiến tranh
(Thân phận tình yêu)


Nỗi buồn chiến tranh được coi là một cột mốc sáng chói của văn học thời kỳ đổi mới. Cuốn tiểu thuyết này được in lần đầu tiên năm 1987 với nhan đề Thân phận tình yêu. Chỉ sau một thời gian ngắn Nỗi buồn chiến tranh không chỉ đông đảo bạn đọc Việt Nam biết đến mà nó được cả độc giả nước ngoài đón nhận. Một cuốn sách hơi khó đọc – đương nhiên, khi được viết với một kỹ thuật khá lạ, thời gian đồng hiện, hòa trộn giữa quá khứ và thực tại, chứ không theo một trật tự kể chuyện thông thường. Nỗi buồn chiến tranh không chỉ lạ về hình thức mà mới mẻ cả về nội dung so với thời điểm nó ra đời. Có thể nói, đây có thể là cuốn sách đầu tiên của Văn học Việt Nam khai thác chiến tranh dưới góc độ cá nhân. Nếu các tác phẩm ra đời trước Nỗi buồn chiến tranh được viết với góc độ của tập thể, cái riêng cũng đặt trong cái chung, hòa tan vào cái chung, ngùn ngụt ý chí cứu nước như Đất nước đứng lên, Người mẹ cầm súng… thì Bảo Ninh lại có cái nhìn sâu hơn về thân phận con người trải qua trận mạc, sự mất mát của các cá nhân trong thời chiến. Bảo Ninh thể hiện sự bi quan của cá nhân đối với cuộc chiến: Chiến tranh không chỉ có vinh quang, hay đấu tranh vì chính nghĩa – chiến tranh tóm gọn lại là sự chết chóc, sự hủy diệt. Và cho dù nhiều người trở về sau chiến tranh không hề bị thương tích song vết thương trong lòng họ lại vô cùng đau đớn và luôn rỉ máu. Họ, những con người đã đi qua chiến tranh, trở về với cuộc sống hòa bình nhưng dường như họ không còn là họ nữa. Chiến tranh đã lấy đi của họ sự bình yên trong tâm hồn…

Đến nay, có những lần xuất bản, tác phẩm này lại lấy lại cái tên Thân phận tình yêu. Tình yêu và chiến tranh như hai thái cực đối chọi nhau, một bên là sự hủy diệt ghê gớm, bên kia là một giá trị thiêng liêng, là cội nguồn của sự sống. Trong chiến tranh, tình yêu vẫn đâm hoa nảy lộc, vươn lên trên sự chết chóc sự đau đớn, sự hủy diệt. Nhiều bạn đọc thấy lại cảm giác dữ dội và ghê gớm của chiến tranh qua Nỗi buồn chiến tranh như từng thấy các nhà văn lớn như Remarque hay Hemingway…, tất nhiên với nhiều góc độ mới mẻ hơn.

Nỗi buồn chiến tranh được các nhà phê bình nhận định là đã mở ra một hướng đi mới trong nội dung và hình thức cho văn học viết về đề tài chiến tranh. Tác phẩm đoạt giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam. Đây là một trong những cuốn tiểu thuyết đáng đọc nhất của Văn học Việt Nam. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều viết trong TT&VH số ra 28.10.2006: “Nỗi buồn chiến tranh đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại – đó là câu chuyện của thân phận của mất mát của tình yêu và chiến tranh…”. Nhà văn Nguyên Ngọc cũng từng nhận xét về Nỗi buồn chiến tranh: “Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới”.

————-

Nỗi Buồn Chiến Tranh hay Thân Phận Tình Yêu, hai tựa đề, một tác phẩm. Dường như tác giả đã lưỡng lự lâu lắm giữa Nỗi Buồn Chiến Tranh và Thân Phận Tình Yêu. Sau cùng, tuy lựa Nỗi Buồn Chiến Tranh nhưng vẫn lưu lại Thân Phận Tình Yêu nơi bìa sau. Một sự phân vân dễ hiểu và hợp lý, vì trong nỗi buồn chiến tranh nổi trôi thân phận tình yêu. Vả qua bao gian nan, khốc liệt, tình yêu vẫn sống, vẫn tiếp tục là nguồn sống trước chiến tranh, trong chiến tranh và ngoài chiến tranh. Trong khichiến tranh đã kết thúc, đã chết mà tàn tích – tức nỗi buồn – vẫn còn tiếp tục hủy diệt tâm hồn và thể xác con người.

Nỗi Buồn Chiến Tranh viết về cuộc đời một chiến binh với những hồi khứ đứt đoạn hay liên tục, là ánh hồi quang chiếu xuống những đoản đời. Là khúc thương ca, tâm ca, tình ca thơ mộng, tuyệt diệu và tuyệt vọng, hãi hùng và bi thảm; quyến luyện thực tại và ảo giác, cuộc sống và cõi chết, quá khứ và vị lai. Trong những tiểu thuyết viết về cuộc chiến 20 năm, phát xuất từ những nhân chứng phía Nam hay phía Bắc, đây là tác phẩm xâu sa, đớn đau, tàn khốc, bi quan và cũng lạc quan hơn cả.

Ngoài tình yêu, Nỗi Buồn Chiến Tranh còn là cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh và chống chiến tranh. Nhận diện chiến tranh dưới những góc cạnh bi quan, tàn nhẫn nhất: qua kinh nghiệm mười năm tàn sát, con người học được những gì về lòng nhân ái? về tình người? về nhân tính? Nhữngxa xỉ phẩm ấy, hầu hết đều đã vắng mặt trên thị trường xương máu. Khi phải trực diện với cái chết, chỉ có một chân lý đáng giá và đáng kể: "Miễn là không ngỏm trong mùa khô." (trang 21). Bảo Ninh đã tìm được một định nghĩa hoang mang và khốc liệt về chiến tranh: "Chiến tranh là cõi không nhà không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu, vô cảm, là tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người." (trang 32)

Một trong những khía cạnh bi quan và lạc quan nhất của Nỗi Buồn Chiến Tranhlà đối lập bản chất tự tôn, anh hùng của người nam với tiềm năng tự tại, nhẫn nhục nơi người nữ, Bảo Ninh đã đạt tới những mâu thuẫn cao độ trong cùng một tác phẩm.

Tình yêu là nguồn của cuộc đời: phụ nữ -qua khả năng yêu đương và sinh nở- gây ra sự sống. Nhưng họ không có khí giới, sức lực để bảo vệ sự sống. Ngược lại, người nam, có khả năng yêu đương nhưng không có khả năng sinh nở, dùng sức mạnh như một quyền lực tối cao để tận hưởng và phung phí sinh mạng, như để trả đũa cho sự bất lực của mình trước nghĩa vụ cấu tạo cuộc đời: Ðó là mâu thuẫn sâu xa và bi thảm nhất của con người, trực diện với tình yêu, sự sống và sự chết.

Sự mâu thuẫn này còn xẩy ra trong sáng tạo: Nghệ sĩ và tác phẩm có thể tồn tại được trong một môi trường bảo thủ, lấy khủng bố làm khí giới đương đầu với nghệ thuật, ưa khai tử cái mới, thích hành quyết cái lạ, không ưng thám hiểm những vùng chưa biết mà chỉ thèm thuồng nhai lại những ợ chua trong thực quản của chính mình, ròng rã hơn nửa thế kỷ rồi mà chưa thấy chán?

Nỗi Buồn Chiến Tranh hay Thân Phận Tình Yêu còn đối chất tình yêu với chiến tranh, hai kỳ phùng địch thủ:
– Một bên thiêng liêng, tha thiết, bắt nguồn cho sự sống.
– Một bên hung tàn, vô độ và hủy diệt sự sống.
Trong cuộc tranh đấu không ngừng giữa hai phạm trù đối lập ấy: Chiến tranh với sức công phá mãnh liệt, đã tàn sát và hủy diệt tất cả: từ cỏ cây, hoa lá, xác người và đến cả hồn người. Nhưng chiến tranh không tiêu diệt được tình yêu: thái độ lạc quan đến tuyệt diệu ấy của tác phẩm, mấy ai đạt được?

————-

'Nỗi buồn chiến tranh' được Mỹ mua bản quyền dựng phim
Sau 10 năm qua lại giữa Mỹ và VN, cuối cùng đạo diễn Nicolas Simon cũng nhận được cái gật đầu của nhà văn Bảo Ninh và giấy phép của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch VN cho kịch bản phim "Nỗi buồn chiến tranh". Dự kiến, kế hoạch triển khai bộ phim sẽ diễn ra vào đầu tháng 8.

Đây là cơ hội lên màn bạc đến gần nhất với Nỗi buồn chiến tranh – cuốn tiểu thuyết đoạt giải thưởng Hội Nhà văn năm 1991 và được dịch, xuất bản tại rất nhiều quốc gia trên thế giới – dù trước đây, tác phẩm đã lọt vào tầm ngắm của các đạo diễn trong nước như Hải Ninh, Khánh Dư. Vấp phải nhiều trở ngại khác nhau, các nhà làm phim trong nước đành bỏ dở dự án chuyển thể cuốn sách thành phim. Hơn 15 năm sau khi xuất bản, Nỗi buồn chiến tranh vẫn chưa được điện ảnh khai thác, dù tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết đương đại hay nhất, một sự tái hiện xuất sắc về cuộc chiến tranh Việt – Mỹ diễn ra cách đây gần nửa thế kỷ.

Hiện tại, kịch bản phim, do nhà biên kịch Peter Himmelstein chuyển thể, đã được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Việt Nam duyệt và cấp phép. Nếu không có gì thay đổi, quá trình casting và bấm máy bộ phim sẽ diễn ra trong thời gian tới. Tuy nhiên, khi được hỏi về dự án này, bà Nguyễn Thị Hồng Ngát – nguyên Cục phó Cục Điện ảnh, Giám đốc Hãng phim Hội Điện ảnh VN – vẫn rất thận trọng: "Đầu tháng 8, giám đốc sản xuất và đạo diễn phía Mỹ sẽ sang Việt Nam bàn bạc cụ thể về các kế hoạch. Đến lúc đó, mọi việc mới rõ ràng. Lúc này, tôi chưa thể tiết lộ gì nhiều".

Dù đã được đọc và tham gia vào quá trình sửa chữa kịch bản, nhưng nhà văn Bảo Ninh cũng rất dè dặt và kiệm lời khi nói về cơ hội mới dành cho đứa con tinh thần của mình: "Nói chung, kịch bản chuyển thể khá trung thành với nội dung tiểu thuyết. Tôi chỉ chỉnh sửa đôi chút để lời thoại trở nên đời thường, gần với ngôn ngữ nói, gần với kiểu nói năng của con người trong chiến tranh hơn. Bộ phim thành công hay không còn tùy thuộc vào tài năng đạo diễn và diễn xuất của diễn viên. Tôi không am hiểu về điện ảnh nên không dám lạm bàn. Nhưng vì cuốn sách có cấu trúc rất phức tạp, đảo lộn về thời gian, đan xen nhiều hồi ức, nên nó sẽ là một thử thách cho nhà làm phim".

Nhà văn cho biết, sở dĩ sau 10 năm "dòm ngó", Nicolas Simon mới có được bản quyền cuốn sách vì ông cùng êkíp phải sửa đi sửa lại nhiều lần kịch bản theo góp ý của Bảo Ninh cũng như để thuận lợi hơn trong việc xin cấp phép. "Tôi nửa chữ tiếng Anh không biết. Simon lại không biết tiếng Việt. Mỗi lần trao đổi, chúng tôi lại phải thông qua phiên dịch. Kịch bản mỗi lần sửa chữa cũng phải dịch đi dịch lại rất nhiều. Vì thế, quá trình trao đổi bản quyền mới kéo dài như vậy", ông nói.

Các nhân vật trong phim sẽ sử dụng tiếng Việt, có phụ đề tiếng Anh, vì vậy, diễn viên sẽ do người Việt đảm nhận. Tác phẩm cũng sẽ được quay tại Việt Nam. Theo đó, đây sẽ là một bộ phim mang tính chất hợp tác, trong đó, kinh phí và êkíp chủ đạo sẽ do người nước ngoài đảm nhận. Nhân chuyện của Nỗi buồn chiến tranh, nhà văn Bảo Ninh giãi bày: "Theo tôi, chiến tranh là một đề tài rất hay cho điện ảnh VN. Nhưng cái khó của phim về chiến tranh bây giờ là các đạo diễn còn khá trẻ, không có trải nghiệm. Hơn nữa, chúng ta hơi hạn hẹp về kinh phí để có thể thực hiện những cảnh quay đúng như ý muốn". Khi được hỏi, liệu ông có cảm thấy lo lắng vì khi chuyển thể, ngôn ngữ điện ảnh có độ vênh nhất định so với ngôn ngữ văn chương, nhà văn trả lời: "Đúng là xưa nay, các nhà văn vẫn thường cáu khi sách của mình được chuyển thể. Nhưng phim phải khác với truyện. Không khác thì làm phim làm gì. Chỉ có điều, về ngôn ngữ thoại, nhân vật trong phim phải có cách ăn nói khác với nhân vật trong sách".

Mới đây, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh cũng lọt vào top 50 tác phẩm văn học nước ngoài dịch sang tiếng Anh hay nhất trong nửa thế kỷ qua. Ở vị trí thứ 37, cuốn sách được đứng chung với những kiệt tác lớn của thế giới như Cái trống thiếc (Günter Grass), Nghệ nhân và Margarita (Mikhail Bulgakov), Chiến tranh và Hòa bình (Leo Tolstoy), Trăm năm cô đơn (Gabriel Garcia Marquez)… Vốn đã quen với cả niềm vui lẫn nỗi buồn do cuốn sách mang đến, Bảo Ninh tỏ ra khá điềm tĩnh: "Ở nước ngoài hay có chuyện một tổ chức cá nhân nào đó đứng ra bình chọn top này top nọ. Nếu thế thì cũng chẳng biết họ căn cứ vào tiêu chí nào để vui hay buồn, dù tôi có được bạn bè thông báo về tin này". Khi được biết, đây là cuộc bình chọn do Hiệp hội Dịch giả (thuộc Hội nhà văn Anh) thực hiện, ông nói tiếp: "Thế thì tôi cũng mừng cho cuốn sách".
Bảo Ninh nói, cứ như Nỗi buồn chiến tranh là một sinh thể riêng, có cuộc sống riêng, độc lập với cuộc sống của ông.

Nỗi buồn chiến tranh xuất bản năm 1990 với tên gọi Thân phận tình yêu (Nỗi buồn chiến tranh là tên do tác giả đặt). Năm 1991, cuốn sách là một trong ba tác phẩm được giải văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi được trao giải, sách trở thành tâm điểm chia rẽ dư luận và giới phê bình trong nước vì những trang viết trực diện, vừa hào hùng vừa bi thảm và đầy tranh cãi về cuộc chiến tranh chống Mỹ.

Truyện kể về cuộc đời Kiên – một người lính trinh sát – trong cả chiến tranh và thời bình. Xuất phát từ hiện tại, cuốn tiểu thuyết lần theo dòng hồi ức miên man của Kiên về những năm tháng chiến đấu ác liệt, giàu tình yêu, tình người nhưng cũng la liệt đau thương, mất mát…

Năm 1993, cuốn sách được chuyển ngữ sang tiếng Anh và xuất bản ở Australia với tựa đề The Sorrow of War (Nỗi buồn chiến tranh). Trong những lần tái bản ở Việt Nam, tác phẩm được trở lại với tên gọi đầu tiên – Nỗi buồn chiến tranh. Đến nay, sách đã được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới và được coi là một trong những tiểu thuyết đương đại Việt Nam được dịch nhiều nhất.


File eBook file *.CHM kèm AUDIO BOOK
(Cho những ai lười không muốn đọc )

File *.PRC
(Đọc trên máy tính và điện thoại được, bao gồm cả BB )

8 Replies to “Nỗi buồn Chiến tranh – Bảo Ninh”

  1. ha ha, không ngờ DK cũng có cả của này nữa, đúng là bái phục. Ác nỗi là em lại không biết, nên lại bỏ tiền túi đi mua 1 cuốn song ngữ rồi, tiếc quá. À mà DK cảm thấy cuốn truyện thế nào?Em đọc xong khoảng 2 lần xong thì khô ráo nước mắt luôn, mình thì cứ muốn khóc cho nhẹ, nhg nghiệt ngã quá, tưởng cả người chả còn tí nước nào cả. Suy cho cùng, bộ mặt thật của chiến tranh thì muôn dạng, dù là ai, là bên nào thì cũng khổ đau tội nghiệp giống nhau thôi. Cái hay ở đây là khắc họa cuộc chiến 1 cách chân thực nhất, “dã man” nhất, tội lỗi nhất và đáng hận nhất. Dù sao cũng nên cảm ơn tác giả Bảo Ninh. và cũng nên ủng hộ ông, kí giả của chiến trường lỗi lạc, một Quang Dũng thứ 2 và 1 Tây Tiến văn xuôi. Haizzzz….

  2. Hơ, thực ra, thì là, a… chưa đọc quyển này Biết là nó rất hay, nhưng vẫn chưa dám đọc, để lúc nào tâm tư thật thoải mái mới đọc được, bây h đọc a dễ bị shock lắm Mà ku đọc Animorphs chưa? Nó cũng nói về chiến tranh, có thể có vài nét giống quyển này đấy, đọc thử đi…

  3. Thế àh, em không để ý lắm, nhg dù gì thì chiến tranh đâu có hay ho mà phải trầm trồ tìm đọc đâu? Nếu đó là 1 nỗi đau mà chúng ta đã, đang phải hứng chịu thì mới cần phải hiểu, chứ còn nếu đó là nỗi buồn như những gì Bảo Ninh đẫ viết thì đáng tránh chứ không đáng gặp, tìm hiểu cái nghiệt ngã khác mà làm gì…her her, thông báo DK nhá, thằng em đọc xong hết 2,5 tập của “Chiến tranh và hòa bình” roài, mà trong 2 ngày thôi nhá, choáng chưa?bình tĩnh và giữ gìn sức khỏe nhá DK, thân.Markarov.

  4. Ko phải cứ thấy ng` ta khen hay là mình tìm đọc, a ko thích kiểu thế, nhg chắc chắn phải có lý do nào thì mới nh` ng` xem thế chứ, a chỉ thích tự mình đọc, rồi suy ngẫm về nhg~ cái mình đọc thôi, ko cần nghe nh` lời nhận xét của ng` khác, vì mỗi người có 1 ý kiến riêng mà…A nghĩ nên đọc những quyển như thế này, mình ko trải qua chiến tranh, nhg mình phải cố gắng hiểu rõ những lý do mà chỉ có ngwofi trong cuộc mới hiểu, phải hiểu rõ sự tàn khốc của chiến tranh là ntn… A rất thích đọc truyện về chiến tranh, ko phải vì nh~ cảnh bạo lực đổ máu, mà vì nhg~ lý do đấy, nhiều lúc, khái niệm anh hùng, ko hoàn toàn như mọi ng` nghĩ, mà nó phải trả giá bằng rát nhiều máu và nước mắt…Thôi ko nói vụ này, vì tất cả nhg~ j a biết cũng chỉ là wa lời kể của bố a, cả wa nhg~ quyển truyện thôi, dù sao mình cũng ko phải ng` trong cuộc, nói 1 hồi, lại thành nói linh tinh thì chết, blah blah Cái quyển Chiến tranh & hòa bình, a vẫn chưa thể nào nuốt đc, chắc tại trình độ cảm thụ văn học vẫn chưa đủ, a đành để giành quyển đấy đến lúc nào về già mới đọc

  5. ngatran104522 writes: Nga chào Vũ. Cho Nga hỏi Vũ đã từng xem qua hay biết đến về hồi ký vượt ngục của Trà Nguyễn không, vì Nga đang tìm hiểu về hồi ký của những người lính cộng hòa trước 1975, với lại tình cờ lên mạng đọc về những hồi ký của những người này cũng thấy hay cho nên muốn trao đổi với Vũ thử xem, trở lại với hồi ký vượt ngục Nga cũng đang search nhưng tìm hoài vẫn chưa được nữa, nếu Vũ có quan tâm hay có biết về cuốn hồi ký đó có thể cùng chia sẻ với mọi người lên forum nha. Cám ơn Cent Vũ.

  6. Chào bạn, mình cũng ko biết gì về quyển hồi ký này, search trên mạng cũng ít thông tin thật, nhg~ chủ đề nhạy cảm này khó tìm lắm, chắc chỉ có thể kiếm đc sách ở nước ngoài thôi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *