Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi (BONUS Giấc mơ của bướm)

Truyện kể rằng, 1 lần Trạng Tử có việc phải lên kinh thành, đi cùng 1 đoàn người đi buôn. Ngày nghỉ đêm đi, cứ thế chả mấy chốc mà cũng quá nửa chặng đường. Trong đêm tối, đoàn người thắp đuốc mà đi, thỉnh thoảng cũng nói chuyện vài câu cho nó xua tan đi cái u ám của đất trời. Đến khi đi qua 1 ngôi nhà ven đường nọ thì đoàn người dừng chân nghỉ ngơi. Tự nhiên trong nhà tiếng cầy sủa ăng ẳng. Trạng Tử mới nhủ thầm… …

Truyện kể rằng, 1 lần Trạng Tử có việc phải lên kinh thành, đi cùng 1 đoàn người đi buôn. Ngày nghỉ đêm đi, cứ thế chả mấy chốc mà cũng quá nửa chặng đường. Trong đêm tối, đoàn người thắp đuốc mà đi, thỉnh thoảng cũng nói chuyện vài câu cho nó xua tan đi cái u ám của đất trời. Đến khi đi qua 1 ngôi nhà ven đường nọ thì đoàn người dừng chân nghỉ ngơi. Tự nhiên trong nhà tiếng cầy sủa ăng ẳng. Trạng Tử mới nhủ thầm:

– Tiên sư cha mày chứ, việc ông ông đi, liên quan mẹ gì đến mày mà mày sủa nhặng xị cả lên. Đúng là ngu như cầy, không liên quan gì đến mình mà cũng sủa nhặng cả lên. Suốt đời làm cẩu ăn cơm thừa canh cặn thôi cẩu ạ.

Nghỉ ngơi xong đoàn người lại lên đường đi tiếp về hướng kinh thành. Đi nhiều phải nghỉ, đoàn người dừng lại dưới 1 gốc cây, ngả lưng sau cả 1 ngày đường vất vả. Trong cơn mê, Trạng Tử mơ mình là con cẩu. Cũng lại có 1 đoàn người đi qua cái ngôi nhà nọ, bọn người nó cứ nhìn soi mói vào Trạng Tử. Trạng Tử nhủ :

– Tiên sư cha bọn mày chứ, đi thì cứ đi, sao mà phải nhìn ông làm cái gì? Ông là cầy đấy, có cái gì lạ mà bọn mày phải nhìn như chưa bao giờ được nhìn thế? Đi thì cứ đi bọn mày đi, việc chó gì phải nhìn tao ?

Giật mình Trạng Tử tình giấc, mồ hôi ướt đầm áo. Trạng Tử băn khoăn tự nhủ trong cái giấc mơ kia thì cẩu mơ thành người hay là người mơ thành cẩu.

Bài học rút ra: Việc của mình cứ thế mà làm, đừng có đâm bị thóc, chọc bị gạo làm gì cho mệt người ra

————-

Nghĩ mãi chả hiểu Trạng Tử là ông nào, chỉ biết mỗi Trang Tử, Lão Tử, thế là lại phải kỳ cạch search, cuối cùng hóa ra là truyện chế, dựa vào giấc mơ của Trang Tử khi hóa thành bướm

Câu chuyện là thế này:

Giấc mơ của bướm

Cuối đời nhà Chu, tại ấp Mông, nước Tống, có một người họ Trang tên Chu, tự Tử Hưu, làm quan dưới triều nhà Chu. Trang Tử thờ vị thánh Lão Đam, vị thánh này trước tác bộ “Đạo Đức Kinh” và người đương thời tôn xưng là Lão Tử.

Bút pháp biến ảo của Nam Hoa Kinh đã đưa Trang Tử vào ngôi vị đệ nhất tài tử trong văn học sử Trung Quốc.

Văn chương của ông giống như những cánh bướm, thoắt ẩn thoắt hiện.

Trong Nam Hoa Kinh của Trang Tử, ông như đang nói chuyện, chơi đùa với mộng.

Mộng, đó là cuộc chơi lớn nhất của con người. Những kỳ thư tuyệt tác của Đông phương đều kể về mộng.

Như Hồng lâu mộng ở Trung Quốc.

Như Mộng phù kiều (chương cuối Truyện Genji) ở Nhật Bản.

Như Cửu vân mộng ở Triều Tiên.

Như Truyện Kiều ở Việt Nam.

Như Yogavasistha ở Ấn Độ (với 55 truyện kể về mộng).

Bước vào Nam Hoa Kinh là nghe Trang Tử nói về mộng. Đó là về cánh bướm, đầu lâu, chim bằng, cái bóng, ốc sên…

Mộng, đó cũng chính là bản thân Trang Tử, bản thân bất kỳ ai.

Trang Tử là nhà hiền triết. Nhưng ông không triết lý. Sự hiền minh của ông bay giữa những câu chuyện đùa, những cuộc chơi và mộng.

Chơi đùa, ấy là phấp phới giữa mơ và thực, là biết tự cười, tự giễu nhại mình. Ai trong hàng ngũ triết gia tự đặt ra ngụ ngôn để tự đùa cợt mình như Trang Tử?

Trang Chu không thích trang nghiêm trịnh trọng.

Hãy đọc kỹ lại ngụ ngôn lừng danh về bướm của ông; một bài thơ kỳ tuyệt:

Tích giả
Trang Chu mộng vi hồ điệp
Hủ hủ nhiên hồ điệp dã
Tự du thích chí dư
Bất tri Chu chi mộng vi hồ điệp dư
Hồ điệp chi mộng vi Chu dư
Chu dữ hồ điệp tắc tất hữu phận hĩ
Thử chi vị vật hoá.
(Tề vật luận)

Xin được dịch lại như sau:

Có một lần kia
Trang Chu mộng thấy mình là bướm
Thế là phấp phới bay, bướm mà
Tự mình thích chí lắm!
Không còn biết gì Chu
Bỗng nhiên rồi thức giấc
Thì lạ lùng chưa, lại là Chu
Không biết giấc mơ Chu đã làm ra bướm
Hay giấc mơ bướm đã làm ra Chu?
Chu và bướm ắt phải khác phận
Đấy gọi là vật hóa

Bài thơ này có đến hai giấc mộng:

Trang Chu – Bướm – Trang Chu.

Bướm – Trang Chu – Bướm.

Và một cái tự cười lạ thường: Ngay cả khi tỉnh mộng, Trang Tử cũng không rõ mình là Chu hay bướm.

Nhưng giấc mơ ấy chỉ là một biểu tượng. Chu và bướm tuy khác phận, ta và vật tuy khác phận nhưng làm gì có cái khác tuyệt đối. Hãy nhìn cánh bướm đang bay – có Trang Chu trong đó.

Trang Chu hóa làm bướm trong mộng. Ai biết đâu tiền thân Trang Chu hay hậu thân Trang Chu không phải là bướm?

Một buổi sáng, khi vừa thức dậy, Trang Chu bỗng thấy mình hóa thành một con bướm – Đó có thể là một câu chuyện theo lối Kafka. Đâu là mộng và đâu là thực?

Vậy thì Trang Tử, giấc mơ và con bướm làm bằng chất liệu như nhau. Đấy chính là Tề vật luận vậy.

Trang Chu tự hỏi: Hồ điệp chi mộng vi Chu dư? (Giấc mơ của bướm đã làm ra Chu ư?)

Rồi Trang Chu nói: “Bất tri” (Không biết giấc mơ Chu đã làm ra bướm…). Vậy thì vị trí của Trang Chu hay con bướm là không hẳn ảo ảnh cũng không hẳn thực mà là phấp phới giữa ảo và thực.

Có nghĩa là Trang Tử không chấp nhận vào một bên ảo hay một bên thực. Ông chơi đùa với cả giấc mơ và hiện thực.

“Như vậy, vị trí của Trang Tử là một vị trí của không vị trí, vượt qua vị trí những người khác bằng cách tiêu dao nhàn tản giữa họ”

Cuối cùng, Trang Tử đang kể chuyện hay cái đang mơ của Trang Tử đang kể?

Trang Chu đi vào trong mộng, hóa bướm. Đó là khoảng khắc của riêng ông nhưng đồng thời cũng chạm vào khoảng khắc mộng ảo của chúng ta.

Thế cho nên, Trang Tử tha hồ chơi đùa với Không gian và Thời gian.

Chơi đùa và làm bạn với cánh bướm lãng du của những khoảnh khắc mộng ảo vô thường.

Chơi đùa?

Khi biết mình lạc lối trong mê cung của Thời gian, con người biến cuộc đi lạc của mình thành chơi đùa. Và từ đó, con người tự làm ra thời gian.

Trang Chu thức dậy, bóc mình ra khỏi bướm hay bóc bướm ra khỏi mình thì cũng vậy. Trang Chu đã bóc từng cái bóng của mình, ném đi trong gió loạn.

Thiên Tề vật luận kể rằng:

“Cái bóng của cái bóng hỏi cái bóng:

– Lúc nãy anh đi, bây giờ anh ngừng. Lúc nãy anh ngồi, bây giờ anh đứng. Tại sao anh không có thái độ độc lập vậy?

Cái bóng đáp:

– Tôi sở dĩ như vậy là vì tùy thuộc một cái gì. Cái gì đó lại tùy thuộc một cái gì khác. Tôi tùy thuộc một cái gì thì cũng như con rắn tùy thuộc vảy của nó, con ve tùy thuộc cánh của nó. Làm sao tôi hiểu được cái gì làm cho tôi lúc thì thế này, lúc thì thế khác”

“Cái bóng của cái bóng” (Võng lưỡng, Penumbra) là mộng của mộng, ký hiệu của ký hiệu. Là mộng, huyễn, bào, ảnh.

Vũ trụ có bao nhiêu cái bóng? Mỗi người có bao nhiêu cái bóng? Bông hồng có bao nhiêu cái bóng? Và cánh bướm…?

Cái bóng này tùy thuộc cái bóng kia. Thế giới là trò chơi của tương dữ (hsiang yu) và tương đãi (hsiang tai).

Đó cũng là trò chơi của mộng và thực.

Thế giới của Trang Tử cũng chỉ là những ẩn dụ, chỉ là những cái mà ông gọi là ngụ ngôn, trùng ngôn hay chi ngôn.

Đó chỉ là lời. Và Trang Tử chỉ ao ước được trò chuyện cùng “người biết quên lời” (vong ngôn chi nhân).

Và, chúng ta mơ thấy cánh bướm mà Trang Chu mơ…

(Chỉnh sửa + Tổng hợp từ nhiều nguồn)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *