Tuyển tập Marc Levy

Các tác phẩm của ông:

Nếu em không phải một giấc mơ (1999)
Em ở đâu? (2001)
Bảy ngày cho mãi mãi (2003)
Kiếp sau (2004)
Gặp lại (2005)
Bạn tôi, tình tôi (2006)
Những đứa con của tự do (2007)
Mọi điều ta chưa nói (2008)
Ngày đầu tiên (06/2009)
Đêm đầu tiên (12/2009)
Kẻ trộm cái bóng (2010)

Đã Fix link
Update Ngày đầu tiên (Hot)

Marc Levy

Marc Levy sinh năm 1961, là nhà văn người Pháp, đã có nhiều năm sinh sống tại Mỹ. Trước khi viết văn, ông từng tham gia Hội Chữ Thập Đỏ, rồi sau đó thành lập một công ty chuyên về đồ họa vi tính và có thời gian gắn bó với ngành kiến trúc, xây dựng. Trong thời gian đó, ông bắt đầu viết văn, lúc đầu ông nghĩ chỉ viết để đọc cho đứa con trai 9 tuổi của mình. Nếu em không phải một giấc mơ là tác phẩm đầu tay của ông.

Nếu em không phải một giấc mơ là một câu chuyện mang tính kỳ ảo nhưng mối tình lãng mạn vượt qua cả lằn ranh sinh tử của hai nhân vật Lauren và Author lại làm mê đắm lòng người. Sau khi ra mắt, tác phẩm đã trở thành sách bán chạy nhất nước Pháp với gần 1 triệu bản và được dịch sang 32 thứ tiếng. Tiếp sau đó, Marc Levy lại viết Kiếp sau – phần 2 của tác phẩm đầu tiên. Câu chuyện tình yêu lại thêm một lần nữa làm rung động trái tim độc giả thế giới vào năm 2004. Hai tác phẩm đã được Hollywood chuyển thể thành bộ phim điện ảnh Just like Heaven (tạm dịch: Như ở thiên đường). Các tác phẩm sau đó Em ở đâu?, Bạn tôi tình tôi cũng đã được chuyển thể thành phim và được công chúng đón nhận nồng nhiệt.

Những tác phẩm văn học nổi tiếng của ông đã đi vào lòng người và đem đến cho ông nhiều thành công trên con đường sự nghiệp văn chương của mình như: Nếu em không phải một giấc mơ, Kiếp sau, Bạn tôi tình tôi, Bảy ngày cho mãi mãi, Gặp lại, Em ở đâu, Mọi điều ta chưa nói tiêu thụ và mới nhất là bộ đôi Ngày đầu tiên, và Đêm đầu tiên được khoảng 17 triệu bản, đồng thời được dịch ra bốn mươi mốt thứ tiếng.

Từ đó, ông được độc giả tại Pháp, Châu Âu, cũng như trên toàn thế giới biết tới và trở thành một best-seller. Đó cũng là bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Marc. Đến năm 2007 Marc Levy dẫn đầu danh sách mười nhà văn được đón đọc nhiều nhất tai Pháp với 1.462.000 bản được bán ra

Nếu em không phải một giấc mơ là tác phẩm đầu tiên của Marc Levy chính thức có bản quyền ra mắt độc giả Việt Nam năm 2006. Cũng giống như tại Pháp hay các quốc gia khác, cuốn sách nhanh chóng giành được sự quan tâm của độc giả, đặc biệt là độc giả trẻ và trở thành một best-seller của Việt Nam, có thể nói Marc Levy là một trong những nhà văn nước ngoài được độc giả Việt Nam tìm đọc nhiều nhất. Những tác phẩm nhẹ nhàng, lôi cuốn của Marc, xét ở góc độ nào đó đã có ảnh hưởng tích cực đến văn hóa đọc của lớp trẻ, khơi dậy trong họ niềm ham thích sách và thói quen đọc sách. Bên cạnh đó, các tác phẩm của Marc còn trở thành đề tài nghiên cứu cho các sinh viên chuyên ngành văn thuộc các trường đại học Việt Nam. Ông cũng là một tác giả văn học nước ngoài đầu tiên có FanClub tại Việt Nam.

Các tác phẩm

Nếu em không phải một giấc mơ (Et si c'était vrai…, 1999)

Em ở đâu? (Où es-tu?, 2001)

Bảy ngày cho mãi mãi (Sept jours pour une éternité…, 2003)

Kiếp sau (La prochaine fois, 2004)

Gặp lại (Vous revoir, 2005)

Bạn tôi, tình tôi (Mes amis, mes amours, 2006)

Những đứa con của tự do (Les enfants de la liberté, 2007)

Mọi điều ta chưa nói (Toutes ces choses qu’on ne s’est pas dites, 2008)

Ngày đầu tiên (Le Premier Jour, 06/2009)

Đêm đầu tiên (La Première Nuit, 12/2009)

Kẻ trộm cái bóng (Le voleur d'ombres, 2010)

TỔNG HỢP LINK MARC LEVY (FIXED)

UPDATE Ngày đầu tiên (HOT)

Nếu em không phải một giấc mơ
Và nếu như chuyện này là có thật (nguyên tác tiếng Pháp: Et si c'était vrai…), còn có bản dịch khác mang tên Nếu em không phải một giấc mơ, là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Pháp Marc Levy, xuất bản năm 1999. Lúc đầu ông hoàn toàn không có ý định viết tiểu thuyết. Ông định viết cho con trai đọc khi cậu bé trở thành người lớn, chứ không phải cho cậu bé mười tuổi vào thời điểm ông đang viết. Mục đích viết là để cho con trai hiểu hơn về bố, về những suy nghĩ đối với tất cả những gì bố cho là quan trọng. Bản thảo rơi vào tay em gái của Levy vốn làm việc trong lĩnh vực xuất bản, cô lập tức thuyết phục Levy đưa in, ông theo lời cô dù trong thâm tâm rất hoài nghi. Kết quả đã vượt xa sự chờ đợi của Levy. Bản thảo viết xong năm 1999 đã được nhà xuất bản Robert Laffont in ngay trong năm 2000. Suốt một năm trời, "Và nếu như chuyện này là có thật…" được xếp trong danh sách "best seller" ở Pháp. Cuốn sách lập tức được dịch ra ở hơn hai mươi nước, và đạo diễn Mỹ Steven Spielberg đã dựng cuốn tiểu thuyết này thành phim. Năm 2004, 5293 độc giả Pháp đã bỏ phiếu qua Internet để bầu "Và nếu như chuyện này là có thật…" là cuốn sách hay nhất, và giải thưởng "Internet" về sách đã được trao cho Marc Levy.

Câu chuyện bắt đầu từ một tai nạn ôtô đã bất ngờ đẩy Lauren, nữ sinh viên y khoa nội trú tại bệnh viện San Francisco, vào một cơn hôn mê kéo dài. Nhận thức được tất cả nhưng không thể nào giao tiếp được với thế giới bên ngoài, cô trở thành một cái xác sống, bất động và mất ý thức dưới mắt tất cả mọi người. Khát khao trở lại với cuộc sống bình thường đã khiến cho hồn cô đột nhiên tách ra khỏi cơ thể bất lực và đi lang thang khắp nơi. Trở về ngôi nhà cũ của mình, hồn Lauren đã gặp tại đây Arthur, người thuê nhà mới- một kiến trúc sư trẻ. Anh trở thành người duy nhất nhận biết được sự có mặt của Lauren và giao tiếp được với cô-nói đúng hơn là với hồn cô. Từ chỗ nghi ngờ ban đầu đi đến chỗ bị thuyết phục và thương cảm, Arthur đã tìm mọi cách để giúp Lauren thoát ra khỏi tình trạng phân ly hồn xác thương tâm này và trở lại với cuộc sống bình thường. Mối tình kỳ lạ giữa một người trần mắt thịt và một hồn ma đã nảy sinh như vậy, cảm động, hấp dẫn mà không hề quái dị, giật gân. Để đi được đến kết thúc có hậu, cặp tình nhân đã phải trải qua biết bao thăng trầm, nhiều khi tưởng như hoàn toàn tuyệt vọng. Đó là một câu chuyện cổ tích của thời hiện đại, đươc viết bằng một văn phong trong sáng và thấm đượm tình người.

Em ở đâu?
Sẽ không quá khi nói rằng "Em ở đâu?" là một trong những cuốn sách được chờ đợi nhiều nhất khi "cơn sốt" Marc Levy vẫn chưa mấy hạ nhiệt. Lần này, Marc Levy đem lại cho bạn đọc một câu chuyện "yêu trong xa cách" – nàng đối mặt với những cơn bão hoành hành ở Trung Mỹ trong khi chàng bận rộn với sự nghiệp riêng ở Manhattan.

Sợi dây liên hệ bền bỉ của họ là những lá thư trong nhiều năm, là những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi ở sân bay New York. Mối tình tỏa sáng như ngọn lửa âm ỉ cháy ấy liệu có đem họ về bên nhau, liệu có đem lại một cái kết hạnh phúc như họ mong chờ?

"Chỉ tình yêu và tình bạn mới có thể khỏa lấp nỗi cô đơn của đời người. Không ai cũng có quyền hưởng hạnh phúc, đó là một cuộc chiến thường nhật. Tôi tin rằng phải nắm bắt lấy hạnh phúc một khi nó ở trong tầm tay."

Orson WELLES

Bảy ngày cho mãi mãi
Hắn có bùa phép của quỷ dữ. Nàng có sức mạnh của thiên thần… Để kết thúc sự đua tranh giữa hai thế lực, Chúa Trời và Quỷ Sa-tăng đã ký một giao ước về trận thách đấu tối hậu…

Mỗi phe cử ra một đại diện xuất sắc nhất… Lucas và Zofta sẽ có bảy ngày trên nhân gian để mang về chiến thắng cho phe mình, kết quả cuối cùng sẽ quyết định cái Thiện hay cái Ác sẽ chi phối loài người…

Chúa Trời và Quỷ Sa-tăng đã tính đến mọi nhẽ, chỉ trừ có một điều… Rằng thiên thần và ác quỷ sẽ gặp gỡ và đem lòng yêu nhau…

Toàn bộ câu chuyện diễn ra trong 7 ngày và suốt 7 ngày thử thách ấy chàng trai Lucas và cô gái Zofta đã đi đến một tình yêu vĩnh cửu, không thế lực nào có thể ngăn cản được. "Bảy ngày cho mãi mãi" có thể coi là một câu chuyện tình yêu theo đúng nghĩa, dựa trên một nền tảng tưởng như khô cứng có phần hơi lạ lùng. Vẻ lãng mạn, sự thiết tha, nồng cháy là điểm nhấn bứt ra từ chính những toan tính khô khan.

Hãy nghe những dòng tâm sự tận đáy lòng của một kẻ đang yêu nhưng phải cố gắng thoát khỏi những ràng buộc để khẳng định tình yêu chân chính trong ngày cuối cùng thử thách – ngày thứ bảy: "…Nơi nào không có em, nơi đó anh cũng không tồn tại. Hai bàn tay chúng ta nhập lại sẽ làm thành một bàn tay mới với mười ngón tay; bàn tay em đặt lên tay anh sẽ biến thành của anh, cũng giống như khi đôi mắt em khép lại, có nghĩa là anh cũng chìm vào giấc ngủ.
…chẳng ai có thể đánh cắp được những kỷ niệm của chúng ta. Giờ đây anh chỉ cần nhắm mắt lại là có thể nhìn thấy em, chỉ cần nín thở là có thể cảm nhận được mùi hương của em, chỉ cần đứng trước gió là hình dung ra hơi thở của em…"

Với "Bảy ngày cho mãi mãi", lại một lần nữa Marc Levy lại khiến ta tin vào điều không thể, dẫn dắt ta vào một thế giới hài hước mà không kém phần dịu dàng cùng những bất ngờ nối tiếp…"

Kiếp sau
Đi tìm một bức tranh bí ẩn, Jonathan đã gặp Clara.
Cả hai nhận ra họ đã gặp nhau ở đâu đó.
Nhưng ở đâu, khi nào?
Ở London, cách đây hơn một thế kỷ
Khi nàng chính là cô gái trong tranh…

Một chuyện tình lãng mạn nữa của Marc Levy, để chứng minh cho sự bất tử của tình cảm con người. Một câu chuyện đã mang ta từ Saint-Pétersbourg tới Bonston, từ London tới Florence rồi Paris, nơi mà tình yêu và những bí ẩn của nó đã thách thức cả thời gian, khi những đôi tình nhân chết đi, rồi tái sinh và tìm ra nhau, trong kiếp sau…

"… Cô đứng lên và họ rời khỏi bờ sông, sóng bước trên những nẻo đường ngoại ô thành phố. Tiếng kim đồng hồ vang to, rành rọt nhịp nhàng trong màn đêm yên tĩnh, như muốn giữ lại mãi khoảnh khắc kỳ diệu này, khi họ đứng trên con đường lát đá, trong một cõi vô hình mà không một ai khác ngoài hai người cảm nhận được. Giữa hai con người đi sát cạnh nhau như hiện nên một thế giới khác, lặng lẽ, vô hình trôi theo nhịp bước của họ. Một chiếc ta-xi màu đen đi cùng chiều với họ. Jonathan nhìn Clara, một nụ cười buồn bã nở trên môi. Anh đưa tay lên và chiếc xe dừng lại bên lề đường. Anh mở cửa xe. Khi Clara bước lên xe, cô quay lại và nhẹ nhàng nói với anh rằng cô đã có một buổi tối rất thú vị.

– Tôi cũng vậy, Jonathan nói, mắt nhìn xuống mũi giày dưới chân.

– Khi nào anh quay về Boston?

– Ngày mai Peter sẽ đi về… tôi còn chưa biết.

Cô bước nhẹ về phía anh.

– Nếu vậy, hẹn sớm gặp lại anh.

Cô đặt lên má anh một nụ hôn. Đó là lần đầu tiên da họ chạm vào nhau và cũng là lần đầu tiên điều kỳ lạ đã xảy ra…"

"Một câu chuyện duyên dáng, kỳ bí diễn ra trong không gian nghệ thuật"

L’Express

"Đây chính là những gì mà môt tiểu thuyết cần đạt tới – một cuốn sách tuyệt vời để ta đọc trong những ngày cuối tuần có mưa… Một câu chuyện kỳ diệu đã đưa người đọc đi từ nước Mỹ sang châu Âu rồi ngược lại, đã gìn giữ sự hồi hộp của ta cho tới trang cuối cùng"

Le Temps

Gặp lại
Marc Levy trở lại với Arthur, Lauren – những nhân vật trong cuốn tiểu thuyết đầu tay "Nếu em không phải một giấc mơ".

Với văn phong trữ tình dạt dào xúc cảm, thêm một lần câu chuyện giữa một hồn ma với người thực lại bứt người đọc rời khỏi cuộc sống ồn ào, để mà lâng lâng lãng mạn, như thể rơi vào trong một giấc mơ dài.

Một cốt truyện đơn giản, hoàn toàn chẳng mang tính thách đố ai. Khi bác sĩ Lauren thức dậy sau nhiều tháng mê man bất tỉnh, chàng kiến trúc sư Arthur buộc phải nén lòng để rời xa. Không thể để Lauren biết chuyện cả mẹ ruột lẫn ông giáo sư Fernstein khả kính đều buông xuôi, đồng ý cho nàng chấm dứt cuộc đời. Nhưng thời gian và khoảng cách chỉ làm đầy thêm nỗi nhớ vốn khắc khoải trong lòng chàng trai đa tình. Trong phút quẫn trí nhất, Arthur đã quyết định bán ngôi nhà thân yêu, nơi cất giữ tuổi thơ bên hình bóng ngọt ngào của mẹ. Hình như, chỉ còn cách duy nhất là lãng quên thôi.

Lauren trở lại nhịp sống trước đây. Có điều chàng trai sống chung phòng với nàng ngày một trở nên xa lạ mà Lauren không cách gì cắt nghĩa nổi. Có một điều gì đó lờ mờ trong trí óc nàng về một hình ảnh thân quen luôn ở bên giường bệnh. Nàng cố gắng đi tìm nhưng mọi người đều cố ý xoá nhoà ám ảnh ấy. Ai cũng muốn giấu nhẹm câu chuyện ngày trước với những quyết định sai lầm không đáng có. Mà nàng thì hoàn toàn không nhớ điều gì đã xảy ra trong quãng thời gian mình nằm liệt đằng đẵng trên giường bệnh.

Có một Marc Levy thật phóng khoáng trong những dòng chữ. Trẻ trung. Giản dị. Cay đắng. Ngọt ngào. Câu chuyện rưng rưng xúc cảm đưa đẩy người đọc cập bến bờ của thế giới lãng mạn. Dẫu mọi thứ chung quanh cứ ẩn hiện nửa thực, nửa mơ thì đâu có sao. Cứ cho là cả tác giả, cả nhân vật, cả người đọc cùng đang sống trong giấc mơ khó tin. Để rồi ở nơi mong manh xa vời đó, mỗi người thoảng qua một nỗi buồn của sự đau đớn và chấp nhận. Để rồi bị cuốn vào một cuộc phiêu lưu thấm đẫm cảm xúc. Để rồi tự làm cuộc thanh lọc tâm hồn. Đó là lý do để Gặp lại đang thống trị trên các bảng xếp hạng best-seller của nước Pháp.

So với quyển I – Nếu em không phải một giấc mơ, có thể thấy Marc Levy đã có sự tích luỹ dày dạn hơn trong những trang viết. Giọng điệu trong Gặp lại pha chút hài hước hóm hỉnh, khiến độc giả va đập giữa nhiều chiều cảm xúc. Các tình tiết được xâu chuỗi chặt chẽ và đưa ra lý giải thấu đáo. Những tình tiết bất ngờ nối tiếp được trải tràn khắp cuốn sách khiến người đọc, sau những phút bỡ ngỡ gặp lại, lập tức cuốn theo dòng phiêu lưu đầy sảng khoái. Tình yêu là một thứ thật khó kiếm tìm, song nếu như có niềm tin và sự chờ đợi, nhất định chúng ta sẽ gặp được nhau.

Bạn tôi tình tôi
Câu chuyện hài hước về hai anh chàng gà trống nuôi con sẽ lôi cuốn độc giả dõi theo diễn biến tiếp theo trong cuốn sách.

Gặp lại một Marc Levy thân quen với lối hành văn dí dỏm trong giọng điệu hết sức nhẹ nhàng, giàu xúc cảm. Câu chuyện về hai người đàn ông vốn là bạn nối khố từ 15 năm trước, giờ chung cảnh gà trống nuôi con. Mỗi người giữ trong lòng nỗi đau kín bưng sau vụ đổ vỡ tình cảm, chẳng ai nói ra.

Dẫu mỗi người một tính nết – Antoine trầm lặng và hay cáu kỉnh, Mathias nồng nhiệt và lắm lời – nhưng cả hai có chung một tình yêu vô bờ bến với những đứa con của mình, tự tay chăm sóc chúng bằng sự yêu thương và bao bọc, với ý thức và trách nhiệm sau lục đục trong hôn nhân.

Song hơi trái khoáy khi hai anh chàng ngoài băm lăm này quyết định dỡ bức tường ngăn cách giữa hai nhà, để họ không còn là hàng xóm nữa. Các quy định tới tấp được đặt ra dưới mái nhà chung: không có baby-sister; không có đàn bà trong nhà; hạn cuối cùng trở về nhà là 0h30… Dù hòa khí không hẳn lúc nào cũng tồn tại giữa 2 ông bố khó tính, trái nết song trong một khoảnh khắc nào đó, họ nhận ra không gian êm đềm qua nét mặt hân hoan khó tả. Và họ đã nghĩ, cuộc đời rồi mãi cứ trôi với ngôi nhà có hai người đàn ông và tiếng cười lảnh lót của hai đứa trẻ.

Không ít người sau khi gấp cuốn sách này sẽ đôi chút cằn nhằn, sao mà chỉ thấy toàn là người tốt sống với nhau như vậy? Từ một đôi bạn tình cao tuổi – bà Yvonne và ông John Glover – níu giữ nhau trong khúc quanh bấp bênh khắc nghiệt của thời gian. Từ cô chủ hàng hoa Sophia xinh đẹp và duyên dáng kiên nhẫn đợi chờ. Từ lá thư thấm đẫm yêu thương trước lúc người cha bị xử bắn gửi lại cho con gái. Từ cô phóng viên Đài Truyền hình Audrey cá tính không chấp nhận sự rơi tự do trong tình yêu. Từ hai đứa trẻ thật nhạy cảm, Emily và Louis…

Nhưng không hẳn thế. Cuộc sống đang diễn ra ấy đâu có thiếu nỗi đau và cả bao giọt nước mắt tuôn rơi. Một Antoine hoàn toàn thu mình và dường như đông cứng về mặt tình cảm. Một Mathias quay quắt buồn. Một Audrey với hơn 3 năm long đong theo đuổi cuộc tình với người đàn ông đã có vợ. Một Yvonne cô đơn mà không thể trải lòng mình với người bạn già…

Sự trong trẻo qua nỗi đau là một trong những thông điệp của Marc Levy và dường như, chúng là đề tài xuyên suốt trong các cuốn sách của ông. Niềm hân hoan trên khuôn mặt của Mathias, khoảnh khắc sung sướng của Antoine chưa chắc gọi tên là hạnh phúc, nếu nó chưa tìm ra một điểm đích và giải quyết những xung đột vốn được giấu nhẹm trong lòng. Khi mà cả hai vẫn đương đánh vật với những mâu thuẫn của chính mình, không đủ tự tin và bản lĩnh để vượt qua trở ngại.

Các trang sách viết về phụ nữ trong Bạn tôi tình tôi thật dịu dàng, như thể sứ mệnh của họ là hàn gắn nửa rời rạc từ thế giới của những người đàn ông ấy. Nó khiến người đọc không khỏi dõi theo với sự bối rối, liệu những bóng hồng này có thực sự xuất hiện trong cuộc sống hiện tại không, hay chỉ là một giấc mơ nhẹ nhõm và xa vời? Có lẽ, từ những câu hỏi day dứt ấy mà độc giả sẽ tìm hiểu kỹ hơn về thế giới trong trẻo mà vô cùng tinh tế của Marc Levy. Biết đâu, chính bạn sẽ tìm ra lời giải đáp, điều gì khiến những câu chuyện tình lãng mạn của nhà văn Pháp lại được độc giả khắp nơi đón nhận nồng nhiệt như vậy?

Những đứa con của tự do

"Một tiểu thuyết cảm động, đôi khi hài hước, Những đứa con của tự do được viết một cách giản dị đơn giản, nhưng không phải theo lối ngây thơ, bởi những đứa trẻ này, do sớm bị đẩy vào thế giới thực đáng sợ của người lớn, đã mất đi chất ngây thơ của mình. Tiểu thuyết đã miêu tả rất tâm lý của những anh hùng trẻ tuổi, lòng dũng cảm và bản năng sống đã giúp họ đứng vững."

Le Monde

"Ở đây, chúng ta không nhận ra nhà tiểu thuyết quyến rũ và nhẹ nhàng của Nếu em không phải một giấc mơ hay của Bạn tôi tình tôi. Có thể các nữ độc giả trẻ sẽ lạc lối vì đột nhiên phải đắm chìm trong nỗi khiếp sợ. Một sự táo bạo đáng khen khi dẫn dắt độc giả đến với điều mà họ không hề mong đợi."

Le Journal du Dimanche

"Một sự tôn vinh đẹp đẽ dành cho những người nước ngoài nương náu trên đất Pháp và đã chiến đấu cho mảnh đất ấy."

RTL

Mọi điều ta chưa nói
Trong tác phẩm này, Marc Levy đã kết giao thế giới lãng mạn và hư ảo như ông đã từng cho ta thưởng thức trong những tác phẩm trước của mình.
Trong chuyến phiêu lưu đầy những hồi hộp, những yêu thương, những hài hước, nhà văn dẫn ta theo sợi dây mối quan hệ giữa người cha và con gái và kể cho ta câu chuyện về tình yêu – điều duy nhất không bao giờ chết.

Vài ngày trước lễ cưới, Julia nhận được cú điện thọai từ thư ký riêng của bố. Đúng như cô dự cảm, Anthony Walsh – một doanh nhân thành đạt nhưng là một người bố xa cách – không thể tới dự lễ cưới của con gái. Ông đã qua đời. Sau lễ tang, Julia phát hiện ra ông còn dành cho cô một bất ngờ khác. Và từ đây bắt đầu hành trình kỳ lạ nhất đời cô: cùng với người cha vừa qua đời, Julia đi tìm lại chàng trai cô từng say đắm thuở còn là sinh viên của Trường Mỹ thuật Paris.

Hư ảo như Nếu em không phải một giấc mơ, sâu lắng như Em ở đâu?, gấp gáp như Kiếp sau, cộng với một cốt truyện độc đáo, Mọi điều ta chưa nói – đã mang lại thành công quen thuộc cho Marc Levy – nhà văn của những câu chuyện tình

Ngày đầu tiên

Đêm đầu tiên

Rất tiếc là 2 quyển này vẫn chưa có bản tiếng Việt Khi nào có tôi sẽ Update ngay Tạm thời mọi người đọc qua cuộc phỏng vấn của Marc Levy với Paris Match tạm để biết wa thông tin chi tiết

Bộ đôi mới của Marc Levy: Ngày đầu tiên và Đêm đầu tiên
Nhà văn hiện được đọc nhiều nhất ở Pháp Marc Levy vừa cho ra mắt cuốn tiểu thuyết thứ chín với tiêu đề Le Premier Jour (Ngày đầu tiên).
Tác phẩm kể về hành trình tìm kiếm nguồn gốc loài người từ Ethiopia đến Trung Quốc của một nhà cổ sinh vật học và một nhà thiên văn học.

Phần hai của cuốn sách – La Première Nuit (Đêm đầu tiên) – sẽ ra mắt ngày 2/12 tới. Marc Levy có cuộc trả lời phỏng vấn với Paris Match nhân sự kiện này:

Ý tưởng về cuốn sách mới này có từ đâu vậy, thưa ông?

– Câu chuyện đó xuất phát từ ý muốn viết một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu dài hơi, chia làm hai tập. Trong thời đại khi mọi thứ đều có phần thu hẹp lại, khi rất khó để mở các nhật báo ra mà không bị đè bẹp bởi sức nặng từ những tin chẳng lành, tôi muốn đẩy lùi các bức tường của phòng làm việc. Tôi cần chút không khí, các không gian rộng lớn, những điều bí ẩn và cơ hội cọ xát kinh nghiệm đó.

Thêm nữa, tôi vẫn nhớ một câu nói của thầy dạy sử năm tôi 12 tuổi, ông kể rằng đã có thời con người nghĩ Trái Đất là một mặt phẳng. Và chỉ nhờ bất chấp nỗi sợ hãi của bản thân và tiến về phía tri thức mà loài người mới tiến hóa được. Kể từ ngày đó, tôi ngộ ra rằng điều này đúng với mọi lĩnh vực.

Phải chăng trong ý tưởng này cũng có cả mong muốn làm độc giả phải ngạc nhiên, khi ông viết về một lĩnh vực hoàn toàn mới?

– Không, tôi không có mong muốn chứng minh bất cứ điều gì. Nhưng chấp nhận rủi ro và khai thác ở mỗi cuốn sách một đề tài khác, đó là trách nhiệm của người cầm bút. Trong những cuốn tiểu thuyết trước, tôi đã đề cập các chủ đề đa dạng như tình yêu, hội họa, quan hệ cha con, tình bạn. Giờ thì tôi như leo lên một ngọn núi khác.

Sau chín năm định cư ở London, ông vừa mới chuyển đến sống tại New York, phải chăng ông đang chạy trốn Paris?

– Không phải vì chạy trốn điều gì đó mà tôi định cư ở nước ngoài. Tôi đã sống như thế từ hàng chục năm nay vì yêu sự khác biệt văn hóa. Sống ở nơi khác là một ngôi trường dạy cho anh sự khiêm nhường, nó buộc anh không bao giờ được coi sự vật chỉ theo cách mà mình từng biết, phải thường xuyên hiểu người khác và khiến người khác hiểu mình. Mỗi khi có dịp, tôi lại chuyển đến sống ở những thành phố có sắc màu văn hóa đa dạng.

Tức là tại Pháp, bầu không khí có vẻ trì trệ hơn sao?

– Không chỉ riêng tại Pháp, mà là trên toàn châu Âu, người ta đều có nhu cầu xếp loại con người, phân tầng xã hội theo lĩnh vực ngành nghề, thành phần xã hội hay tôn giáo. Tại New York, xã hội ngang bằng hơn. Người ta nhìn nhận bạn theo bản chất, chứ không phải theo nghề nghiệp. Có một sự “khuyết danh” nhìn chung rất phù hợp với tôi.

Ông tiêu tiền mà mình kiếm được như thế nào? Ông có thích sự xa xỉ không?

– Không nên đồng nhất văn chương với thế giới điện ảnh hay âm nhạc! Nếu so sánh với họ, thu nhập từ quyền tác giả văn học đúng là chẳng thấm vào đâu… Bản thân tôi khá đầy đủ về vật chất và chưa từng bị sự xa xỉ lôi kéo. Đối với tôi, một chiếc đồng hồ dù bằng vàng hay thép thì cũng chỉ để biết giờ chính xác. Sự xa xỉ đích thực của tôi đó là có một nghề nghiệp cho phép mình làm việc tại nhà, gần gũi với vợ và con trai.

Khi sáng tác, ông có hỏi ý kiến họ không?

– Dĩ nhiên là có! Nghề này đã đủ đơn độc rồi và tôi cần chia sẻ những gì bản thân đang tiến hành. Mỗi tuần, vợ tôi đọc những gì tôi đang viết hai – ba lần, khoảng 25 đến 30 trang bản thảo. Cậu con trai thì đọc khi tôi đã viết được phân nửa. Tôi lắng nghe phản ứng của họ, nhưng cũng không coi đó là những mệnh lệnh buộc phải tuân theo.

Ông đã đọc những thành công mới đây của văn học Pháp?

– Tôi đã vô cùng thích thú và xúc động khi đọc Nhím thanh lịch, nó rất xứng đáng với thành công đạt được. Ngay lúc này, tôi đang thưởng thức Người làm chứng của Agnes Michaux. Nhưng khi viết, tôi tránh không đọc nữa. Khi chìm đắm trong tác phẩm được viết bởi những nhà văn khác, tôi chỉ muốn quẳng hết công trình của mình vào sọt rác!

Ông đã từng làm việc cho Hội Chữ thập Đỏ, Viện Pasteur… Vậy ông có ý định theo đuổi sự nghiệp chính trị không?

– Tôi không phải là người diễn trò! Việc viết ra được những cuốn tiểu thuyết có lượng tiêu thụ lớn không biến tôi thành người thông minh vượt trội so với đồng loại hay cho phép tôi đưa ra ý kiến của mình về mọi việc. Tình nguyện làm việc cho tổ chức nhân đạo hay vì lợi ích xã hội là một cam kết của mỗi cá nhân công dân. Tôi từng là người điều hành Quỹ chống đói và hiện tại vẫn đang tiếp tục sát cánh với nó cùng khoảng hơn chục tổ chức khác. Danh tiếng cũng chẳng để làm gì nếu ta không sử dụng nó vì những mục đích tốt đẹp.

Tại Pháp, người ta nói với nhau rằng Marc Levy cũng như Guillaume Musso sẽ chẳng bao giờ giành được giải Goncourt. Nghe thế ông có buồn không?

– Viết lách đâu phải một cuộc đua. Tôi mừng cho thành công của Guillaume Musso, cậu ấy kéo thêm người đến hiệu sách. Và kể cả khi suốt chín năm nay tôi là tác giả được đọc nhiều nhất tại Pháp chăng nữa thì tôi cũng chưa một giây tin rằng như thế nghĩa là mình đã viết được cuốn sách hay nhất trong năm. Có được độc giả riêng của mình, đó là phần thưởng đẹp nhất rồi.

Ông có định một ngày nào đó sẽ giống như Romain Gary, tự phân thân để làm giới phê bình phải ngạc nhiên không?

– Romain Gary là tác giả mà tôi ngưỡng mộ. Tôi hiểu là ông ấy muốn có cái tự do để thay đổi văn phong. Nhưng chừng nào những cuốn sách mà tôi viết ra vẫn được độc giả quan tâm, chừng đó tôi không cần đến gì khác. Chỉ có mối quan hệ với độc giả và các nhà sách là đáng kể. Nếu mỗi năm lại thực hiện những chuyến đi rất dài để đến gặp họ, đó là bởi tôi biết mình đang nợ họ điều gì.

Ông đã viết các ca khúc cho Johnny Hallyday, Gregory Lemarchal và Jenifer. Ông còn thích hợp tác với ai khác trong lĩnh vực này?

– Tôi muốn một ngày nào đó mình sẽ viết ca khúc cho Jean-Louis Aubert, và cả Jacques Higelin, Charlotte Gainsbourg, Isabelle Boulay, Julien Clerc, Laurent Voulzy nữa! Rồi một ca khúc khác cho Johnny. Tôi rất hãnh diện mỗi lần viết xong một ca khúc.

Ngày nhỏ ông có thích đọc sách không? Ông đọc nhiều truyện tranh hay truyện chữ?

– Tôi đọc đủ cả: từ Tintin, Blake & Mortimer, Spirou đến Jules Verne, Saint-Exupery, Patrick Cauvin, Hemingway. Thời tôi còn nhỏ, chỉ có một kênh truyền hình, thế nên người ta đọc nhiều hơn.

Còn bây giờ là thế hệ Internet…

– Việc đọc rất quan trọng. Khi tôi còn là một cậu nhóc, truyện tranh đồng nghĩa với vô văn hóa. Ngày nay, người ta đã hiểu rằng nó mang đến kiến thức, một vài trong số đó còn là những công trình nghệ thuật nhỏ. Điều cốt yếu là khơi dậy ước mơ. Jules Vernes hay truyện về Tintin đều khai mở những ước vọng khám phá. Những người bước lên Mặt Trăng đều từng đọc những tác phẩm đó khi còn nhỏ.

Ông nghĩ gì về những người cười nhạo các tác phẩm của ông?

– Trước hết họ phải có dũng khí để thừa nhận quan niệm văn chương của mình. Quan niệm văn chương vốn được dành cho một số rất ít những người thuộc hàng tinh hoa. Cái ngày họ đủ trung thực để thừa nhận điều đó, ít ra họ sẽ tránh được mâu thuẫn với chính mình.

Kẻ trộm cái bóng

Là tác giả ăn khách nhất tại Pháp 4 năm liên tiếp gần đây với 20 triệu bản in và xuất khẩu sách sang tới hơn 40 nước, Marc Levy tiếp tục chứng tỏ sức hút mãnh liệt của mình khi Le voleur d'ombres ngay lập tức thu hút được sự chú ý không chỉ của các độc giả trung thành, mà từ cả các phương tiện báo chí truyền thông Pháp khi vừa ra mắt hôm 17/6. Cuốn tiểu thuyết này cũng đánh dấu sự quay trở lại với dòng tiểu thuyết lãng mạn pha thêm chút yếu tố hoang đường, thần tiên vốn là sở trường của Marc Levy sau cuộc thử nghiệm thể loại phiêu lưu kì ảo hồi năm 2009 với bộ đôi Ngày đầu tiên và Đêm đầu tiên.

Le voleur d'ombres (tạm dịch: Kẻ trộm cái bóng) mở ra với một cậu bé lớn lên cùng món quà được tạo hóa ban tặng: cậu có thể đánh cắp cái bóng của người khác, và nó sẽ kể cho cậu bé nghe mọi bí mật sâu kín nhất về họ, về nơi họ đã đi qua, và người họ yêu thương nhất. Khi cậu bé lớn lên và trở thành một sinh viên y khoa, cũng là lúc cậu học cách sử dụng khả năng đặc biệt đó để giải quyết những rắc rối trong chuyện học hành, bạn bè và cả với mối tình đầu của mình… Vẫn hài hước và rất cảm động, Le voleur d'ombres thêm một lần nữa là những trải nghiệm thú vị về tình yêu và mơ ước mà Marc Levy đem tới những độc giả của mình.

————-

P/S: Khi download về máy, giải nén sẽ ra file có định dạng *.PRC, đây là định dạng của Mobipocket, chuyên đọc trên các máy Palm, PDA và nhiều loại máy di động.
Muốn đọc định dạng *.PRC trên máy tính, mọi người download Mobipocket Reader tại ĐÂY
Muốn đọc trên điện thoại di động (các loại máy hỗ trợ chương trình Java), mọi người download tại ĐÂY

12 Replies to “Tuyển tập Marc Levy”

  1. Thanks Cent rất nhiều ^___^ Crys cũng từng nuôi 1 giấc mơ trở thành nhà văn, tiếc là ko đủ duyên nợ với nghiệp văn,hii

  2. Chài ơi, tý thì đc làm wen nhà văn Để tôi xem còn nhg~ truyện j hay thì cố Up nốt, nhg mà tôi chỉ khoái Up nhg~ truyện đọc rồi thôi, chứ Up truyện chưa đọc, đến lúc mọi người hỏi chả biết trả lời thế nào, ngại lắm

  3. Anh Cent ơi, những tập sau của Marc Levy ấy (những đứa con của tự do; bạn tôi, tình tôi và điều ta chưa nói) thì truyện nào hay nhất?Em đã đọc nếu em không phải một giấc mơ, gặp lại, kiếp sau, 7 ngày cho mãi mãi, em ở đâu rồi và thấy đều hay cả. Muốn đọc nốt cho trọn bộ mà chẳng có thời gian, nên đành chọn quyển nào được cho là tiêu biểu nhất 😀

  4. Thế thì e đọc Bạn tôi, Tình tôi đi, đọc hay lắm, giọng điệu nhẹ nhàng, khá là nhộn A rất thích quyển này

  5. Nếu mà tính tất cả các thể loại, từ truyện thiếu nhi, cho đến truyện tranh, truyện chữ, sách khoa học, sách báo vớ vỉn, linh tinh… thì Mr.Cent có thể tự hào nói rằng là đã đọc hơn số lượng 1000 quyển rất, rất nhiều Thực ra trong tất cả nhg~ truyên tôi post lên, cũng có rất nhiều quyển chưa đọc, như Marc Levy, mới đọc đc 1 nửa, hồi đầu rất thích phong cách lãng mạn của ông ý, nhg 1 thời gian sau lại ko khoái lắm, tạm dừng…Rồi như Twilight saga, tôi cũng chỉ mới ngốn hết tập 1, ko thích phong cách sến của bà này Murakami Haruki series cũng thế, mới chỉ đọc đc vài chục trang đầu của Rừng Nauy, ko thích 1 tý nào luôn Có thể là trong thời điểm khác, mình đọc lại, sẽ có cảm giác khác, nhg tạm thời cứ xếp vào List sách đợi đọc, phi lên cho mọi ng` ngâm cứu trc’ zậy

  6. Anonyme writes:bạn ơi bao giờ thì có ” Đêm đầu tiên ” tác phẩm ban đầu không hiểu gì cơ mà càng về sau càng lôi cuốn ^^

  7. Anonymous writes:Mình thấy truyện của marc levy rất hay, nhưng mình chưa đam mê được như bạn. Khi nào có Kẻ trộm cái bóng thì bạn up cho bon mình xem với nha, thanks và chúc ngày tốt lành.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *