Tôi ko phải là 1 người mê tín, thế nhưng mỗi khi đi đâu tôi vẫn để tờ 2 đôla mẹ cho từ hồi sáu tuổi trong ví, vì bà cho rằng tờ bạc này sẽ mang đến may mắn cho tôi.
Ngày ấy, mẹ đã âu yếm nhìn tôi và thủ thỉ: “Mẹ muốn con mang bên mình tờ 2 đô này như 1 điềm hên cho con”. Tôi vâng lời: “Dạ, cám ơn mẹ. Con sẽ luôn kè kè nó bên mình”.
Mỗi sáng thức dậy, sau khi sửa soạn quần áo chuẩn bị cho 1 ngày mới, tôi liền cặp ngay tờ 2 đô vào ví… …
Tôi ko phải là 1 người mê tín, thế nhưng mỗi khi đi đâu tôi vẫn để tờ 2 đôla mẹ cho từ hồi sáu tuổi trong ví, vì bà cho rằng tờ bạc này sẽ mang đến may mắn cho tôi.
Ngày ấy, mẹ đã âu yếm nhìn tôi và thủ thỉ: “Mẹ muốn con mang bên mình tờ 2 đô này như 1 điềm hên cho con”. Tôi vâng lời: “Dạ, cám ơn mẹ. Con sẽ luôn kè kè nó bên mình”.
Mỗi sáng thức dậy, sau khi sửa soạn quần áo chuẩn bị cho 1 ngày mới, tôi liền cặp ngay tờ 2 đô vào ví.
Mẹ tôi qua đời khi tôi 17 tuổi. Tôi còn nhớ 1 thời gian dài trong giai đoạn này, tôi ko hề rời tay tờ 2 đô. Mỗi lần nhớ mẹ, tôi đều nhìn vào tờ bạc và tin rằng mẹ luôn theo bước tôi suốt cuộc đời.
Mỗi lúc tôi gặp chuyện rắc rối, tôi lại chạy đi lấy tờ 2 đô, đặt nó lên bàn và nhìn chằm chằm hàng giờ như thể nó luôn mang đến giải pháp giúp tôi.
Lần đầu đi xin việc làm là năm tôi 30 tuổi, cái tuổi đáng lẽ ko còn phải bẽn lẽn gì cả. Nghĩ đến việc phỏng vấn xin việc thôi cũng đủ là tôi hãi hùng. Nhưng dù sao tôi vẫn cần 1 công việc.
Buổi phòng vấn đầu tiên, tôi nhận thấy trong phòng đợi có tới năm phụ nữ ngồi chờ trước tôi. Tất cả họ đều trẻ đẹp hơn và ăn bận điệu đàng hơn tôi rất nhiều. 1 trong số họ là 1 cô ko chê vào đâu được vì bộ cánh rất đồng bộ: áo vest sọc xanh cùng tông với cái ví và đôi giày. Tôi cũng nhận thấy mình phải đương đầu với những đối thủ nặng kí khi liếc thấy bề dày “thành tích” của các cô ghi trong tờ đơn xin việc.
Điều gì đến đã đến, cô Martin, điều hành văn phòng, đã gọi tôi vào phỏng vấn. “Điều gì khiến chị cảm thấy mình có năng lực trong công việc này?” Tôi đơn giản trả lời: “Tôi thật sự cần công việc này và ko có gì tôi ko thể làm”.
Cô Martin còn hỏi tôi 1 loạt câu hỏi trước khi kết thúc buổi phỏng vấn. Khi ra tới cửa văn phòng của cô, tôi ngoái lại và nói: “Cô Martin này, tôi biết tôi ko có đủ năng lực như các ứng viên kia, nhưng xin cô hãy cho tôi cơ hội. Tôi tiếp thu công việc rất nhanh và chẳng mấy chốc cô sẽ nhận ra tôi là 1 thành viên làm việc có hiệu quả trong nhóm của cô”.
Tôi cám ơn cô và trở về nhà, trong người cảm thấy rất oải. Tôi nghĩ bụng: “Ối dào, mai lại là 1 ngày nữa”.
Chiều hôm sau, khi chuẩn bị lên giường, tôi nhận được cú điện thoại từ cô Martin. “Gina, chị ko phải là ứng viên có năng lực nhất, nhưng chị đã tỏ ra rất tự tin trong buổi phỏng vấn và vì thế chúng tôi quyết định cho chị 1 cơ hội chứng tỏ mình”.
Tôi la cuống lên. Nhảy cẫng như phát điên. Có lẽ cô Martin sẽ cười khì khi thấy bộ dạng vui mừng của tôi. Rồi đột nhiên, tôi nhận ra cô Martin vẫn còn trên đường dây. “Cám ơn cô Martin, cô sẽ ko hối tiếc vì quyết định này đâu” – tôi nói và lịch sự cúp máy.
Tôi liền chộp lấy cái ví và móc tờ 2 đô ra. Tôi nói thật to để mẹ có thể nghe thấy: “CÁM ƠN MẸ. CUỐI CÙNG CON CŨNG CÓ CÔNG ĂN VIỆC LÀM”.
Chính vào giây phút ấy, tôi nhớ lại cái khoảnh khắc mẹ lùa chúng tôi vào phòng khách và dạy bảo: “Trong đầu mẹ, mấy đứa lúc nào cũng tài giỏi cả. Nhưng rủi có gặp thất bại thì chớ đầu hàng. Đừng sợ thất bại. Nó là cách thức dạy các con phải biết nỗ lực hơn nữa. Các con sẽ thành công, mẹ tin chắc điều đó”.
Tôi vẫn luôn nghĩ đến mẹ mỗi ngày và giữ mãi tờ 2 đô trong ví. Những năm sum họp gia đình sau đó, tôi phát hiện ra tất cả các anh em, chị em chúng tôi, đứa nào cũng có tờ 2 đô trong bóp ví.
Chúng tôi cười khi nhận ra điều trùng hợp dễ thương đó và kể cho nhau nghe làm thế nào mà món quà đặc biệt này từ mẹ lại đến tay từng người, rồi tất cả mọi người. Vâng, chính tờ 2 đô đã là hình ảnh 1 người mẹ đầy tâm phúc trong lòng mỗi chúng tôi.
:X:flirt:
Hoặc 1 đồng xu may mắn