Gương mặt lốm đốm, cách hành sự lỗ mãng, chìm đắm trong rượu thịt, đó là Trương Phi, kẻ trấn thủ Từ Châu khi Lưu Bị đánh Viên Thuật. Phía ngoài Từ Châu, một họa gia nho nhã, từ tốn vẽ nên những bức địa đồ đầy bí hiểm, đó lại là một Trương tam gia khác…
Người đời xem Phi là kẻ hữu dũng vô mưu. La Quán Trung mô tả Phi như phường hàng thịt, nóng nảy, chỉ biết hùng hục húc như trâu… Cả hình tượng tam gia trên phim ảnh cũng không khác chi ác quỷ đầu rỗng: một thân hình cao lớn, mập mạp, râu ria xồm xoàng, lúc nào cũng nóng nảy, hấp tấp… Trương Phi của Trần Mưu, lại là một cái nhìn khác…
Thô dữ bề ngoài mà tinh tế bên trong… …
Gương mặt lốm đốm, cách hành sự lỗ mãng, chìm đắm trong rượu thịt, đó là Trương Phi, kẻ trấn thủ Từ Châu khi Lưu Bị đánh Viên Thuật. Phía ngoài Từ Châu, 1 họa gia nho nhã, từ tốn vẽ nên những bức địa đồ đầy bí hiểm, đó lại là 1 Trương tam gia khác…
Người đời xem Phi là kẻ hữu dũng vô mưu. La Quán Trung mô tả Phi như phường hàng thịt, nóng nảy, chỉ biết hùng hục húc như trâu… Cả hình tượng tam gia trên phim ảnh cũng ko khác chi ác quỷ đầu rỗng: 1 thân hình cao lớn, mập mạp, râu ria xồm xoàm, lúc nào cũng nóng nảy, hấp tấp… Trương Phi của Trần Mưu, lại là 1 cái nhìn khác…
Trần Mưu viết: “Trong sách sử ko có ghi chép về tướng mạo của Trương Phi, cũng ko nói ông là hạng buôn rượu, mổ lợn”.
Trương Phi trong Hỏa Phụng Liêu Nguyên xuất hiện với gương mặt gầm gừ và 1 cú ném người vô tội bay vọt qua cổng thành. Hổ Lao Quan, Phi suýt nữa ném ghế vào Phan Phụng. Ở Từ Châu, Phi hét cái kiểu của kẻ vô mưu vào khi Lưu Bị và Lữ Bố chào nhau: “Lữ Bố ai cho ngươi gọi đệ xưng huynh với đại ca ta?”… 1 gã lỗ mãng ko hơn ko kém…
Nhưng cũng chính Phi ẩn đằng sau chiếc khăn che mặt, trầm lặng, điềm tĩnh mà sâu sắc. 1 họa gia lặng lẽ đi khắp nơi vẽ lại sơ đồ chiến địch hòng giúp huynh đệ tránh được tổn thương nặng nhất, 1 chiến tướng dũng mãnh nhưng cũng đầy mưu lược trên chiến trường… Vậy đâu mới là bộ mặt thật của Trương Phi? Lữ Bố từng bảo Trương Phi rằng: “Cùng là 1 loại người, ngươi nghĩ gì lẽ nào ta ko biết?”. Lời Phụng Tiên nói, há Dự Đức ko biết…
Trong chiến dịch Từ Châu, 1 cái ngoắc tay đầy khiêu khích cũng khiến Lý Điển tức giận hùa quân xông lên, hệ quả là cả đội chết dưới trận bẫy đá của Trương Phi, Lý Điển chỉ còn biết thở dài “Hay cho 1 đương thế họa gia…”. Điển ko nói, Phi cũng nghe được… bên trong con người hoa diện nhân là những lời trách móc, để rồi giấu chặt trong lòng, giống như gương mặt thật 1 danh họa mãi ẩn khuất sau cái khăn che mặt đầy ưu tư…
Lửa thiêu Trường An trong chiến dịch thành hạ nhất tự của Đổng Trác, Phi ngẩn ngơ trước đống xác chết của dân thường “Mục đích chiến tranh là gì? Vì thiên hạ thái bình, vì quốc thái dân an… tại sao trước mắt toàn là người giết người, mạng đổi mạng… nếu đây là mệnh trời thì… trời xanh đã chết!” “Nhưng để đạt được ước mơ khôi phục lại Hán triều mà lại bước trên con đường chém giết, thì ta và Đổng Trác có gì khác nhau?”… Hóa ra đằng sau cái gương mặt loang lổ, hung hãn ấy là cả 1 tấm lòng nhân nghĩa, 1 mối lo cho trăm họ và thế cuộc…
Sống trong thời phong kiến, chịu ảnh hưởng của Nho giáo, lại là 1 họa gia, hẳn Phi phải phó mặc sự đời ẩn mình, sống tiêu dao cho tháng ngày cứ qua đi… Và rồi, gã lỗ mãng “lấy thủ cấp địch như lấy đồ trong túi” xuất hiện trên chiến trường cũng vì kẻ có thuật nhìn người… Lạ thay, mỗi lần ra chiến trận, Phi lại ẩn sau chiếc mặt nạ là nét mặt hung hãn, loang lổ … Vì Bị, Phi dấn thân vào con đường võ tướng, và rồi mâu thuẫn với chính mình… nhưng cũng chính Bị giúp Phi nhận ra cái nghĩa chân chính của chiến tranh, giống như cái lí của Tam Kì và Tứ Kì “muốn cứu thiên hạ thì trước hết phải tẩy rửa thiên hạ bằng máu”, cũng giống cái nghĩa của binh pháp hắc ám… Kể từ đó, Phi toàn tâm toàn ý giúp Bị, ông sẵn sàng làm mọi thủ đoạn để giúp đại ca của mình, ngay cả việc nhận bao nhiêu tiếng xấu, căm ghét về cho bản thân…
Phi ko khác Lữ Bố mấy. Cũng thần lực kinh người, “giữa trăm vạn quân địch, lấy thủ cấp như lấy đồ trong túi”. Về quan điểm, Lữ Bố dễ dàng giết hai nghĩa phụ để bước dần lên những bậc thang danh vọng, thì Phi cũng ko cam chịu cả đời phàm phu, đường Phi đi luôn là đường tắt. Nhưng Phi ko trở thành Lữ Bố thứ hai vì cái nghĩa của Lữ Bố là để chiến thần xưng bá, còn cái nghĩa của Trương Phi là để giúp Lưu Bị thành danh, cũng đồng nghĩa với khôi phục Hán triều… và đó là hai bộ mặt, cũng như hai con người của Trương Phi…
Bên trong con người võ tướng của Phi là 1 bộ óc của 1 quân sư. Xét trên phương diện nào đó, Phi có quan điểm bình thiên hạ giống Tào Tháo và Tư Mã Ý, ngoài ra có sự nôn nóng giống Lữ Bố. Cái cách Phi dụ dỗ, sắp đặt chuyện Mi Trúc làm thư giả nhường Từ Châu cho Lưu Bị thể hiện cái khéo léo, cũng như sở thích “đi đường tắc” của y…
Kết quả Phi bị Lưu Huyền Đức mắng cho 1 trận và quyết ko nhận Từ Châu. Đứng sau lưng Bị, Phi xốn xang vì mâu thuẫn bên trong mình. Dưới góc độ của 1 quân sư, việc có Từ Châu ko chỉ giúp Lưu Bị thêm thanh thế, mà còn có thêm địa bàn quan trọng để khởi nghiệp. Dưới góc độ của 1 danh họa đào viên, Phi nể trọng cái nhân của Bị, rơi nước mắt vì cái ngu trung của Bị, “nhưng vì thế mà huynh ấy đáng là vị minh chủ để mọi người tôn thờ”. Dưới góc độ của 1 nghĩa đệ, Phi quyết định bắn thuốc mê Lưu Bị để thay mặt Bị nhận Từ Châu, đồng thời gánh mọi tai điều về phía mình… Nhìn khách quan, Phi đã khôn khéo giải quyết mâu thuẫn của chính mình khi ko làm phật lòng nghĩa huynh, nhưng cũng ko để cái ngu trung của huynh trưởng làm chậm bước tiến trong sự nghiệp…
Cũng vì cái nhìn khách quan của 1 quân sư mà thi thoảng, Phi phải chau mày trước cách cư xử của hai vị nghĩa huynh, cũng như mâu thuẫn với suy nghĩ và hành động của mình. Giống như ở trận chiến cuối cùng với Lữ Bố, khi chiến thần kiệt sức, Quan Vũ tha chết cho Bố, Phi thở dài “Nhị ca là vậy, huynh ấy chẳng bao giờ chịu tranh thủ khi đối phương thất thế…” Bị đáp “cũng vì thế mà sau này mọi người sẽ nhớ tới nhị ca của đệ là 1 kẻ ngu hoặc là 1 vị thánh nhân bất tử…”. Thật ra Phi ko nhìn với cái nhìn hẹp hòi, hiếu thắng của võ tướng, mà về đại cuộc, việc Lữ Bố diệt vong rõ ràng có lợi cho Lưu Bị khi mất đi 1 kẻ xưng bá vốn ko ít lần làm Bị sống dở chết dở… Phi nể cái nghĩa trượng phu của Vũ cũng như nể cái nhân của Bị, vì thế, y lẳng lặng làm công việc mà y cho là đúng đắn: đích thân đấu với Lữ Bố…
Giết người vốn là điều băn khoăn trong lòng tam gia… khi xung trận, cái mặt lốm đốm được lão Trương vẽ lên, hòng quên đi thân phận họa gia nho nhã của mình mà xung trận, mà sống với oai phong của 1 gã lỗ mãng, thần dũng vô địch để y có thể chiến đấu hết sức của mình, vừa kích thích sĩ khí quân ta, vừa tạm quên cái cảm giác tội lỗi khi giết người … khi đi vẽ trận địa, là 1 gương mặt ưu tư lẩn khuất sau cái khăn che mặt, cũng là lúc Phi trở về với thân phận họa gia trầm lắng của mình…
Suy cho cùng, Phi có cái mâu thuẫn trước mọi việc giữa suy nghĩ của võ tướng và tâm tư của 1 quân sư, đan xen với cách cư xử sau cho phù hợp với lý tưởng của hai nghĩa huynh… Và vì ông luôn cầu toàn, Trương tam gia luôn tự tay hành động 1 cách âm thầm để đảm bảo cho thành công của đại cuộc… xét góc độ nào đó, cái nghĩa của Trương Phi là hy sinh, tự mình làm mọi thứ cần thiết nếu nó tốt cho Lưu Bị… kể cả việc bỏ rơi Từ Châu, hòng giúp Bị nhận ra cái ngu trung của mình mà quyết tâm biến thành Lưu Bang… có thể nói cái tinh tế chấp nhận khoác lên mình cái vẻ thô bẩn để giúp cho nghĩa mà nó tôn thờ: phò trợ Lưu Bị, phục hưng Hán Triều…
Thô dữ bề ngoài mà tinh tế bên trong…
Hoàng Hưng
Nguồn: Hội những người hâm mộ Hỏa Phụng Liêu Nguyên
————-
Hổ tướng Trương Phi – nhà thư họa đời Tam Quốc
Qua sự lưu truyền của tác phẩm văn học nổi tiếng “Tam Quốc Diễn Nghĩa” 三國演義 cũng như các thoại bản thời Tống, Nguyên, Trương Phi – 1 mãnh tướng của nhà Thục Hán đời Tam Quốc, được miêu tả là 1 người “thân cao 8 thước, đầu báo mắt tròn, hàm én, râu hổ, tiếng nói như sấm, dáng như ngựa phi…” và hình ảnh Trương Phi trong lòng mọi người đã được định hình như 1 kẻ vũ phu lỗ mãng, bộc trực, nóng nảy và ít chữ nghĩa. Trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” đã có nhiều đoạn miêu tả về sự lỗ mãng của Trương Phi, thậm chí người Trung Quốc có thành ngữ “Mãng Trương Phi” (lỗ mãng như Trương Phi) hay người Việt Nam có câu “Nóng tính như Trương Phi” …. Nhưng kỳ thực, những miêu tả trong tiểu thuyết hoàn toàn ko giống như thực tế, ngược lại với những gì mọi người từng nghĩ, Trương Phi là 1 người văn võ kiêm toàn, ko những vậy còn là 1 nhà thư họa được đánh giá cao, đặc biệt giỏi vẽ mỹ nhân! (Ngay cả những miêu tả về hình dáng bên ngoài của Trương Phi trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” cũng ko chính xác nhưng vấn đề này sẽ xin nói đến trong 1 dịp khác.)
Qua rất nhiều tư liệu khác nhau đã cho thấy, Trương Phi rất đa tài về bút mực, giỏi vẽ tranh, đặc biệt thích vẽ mỹ nhân, và viết chữ thảo rất đẹp. Trác Nhĩ Xương đời Minh trong cuốn “Họa Tủy Nguyên Thuyên” 畫髓元詮 chép: “Trương Phi thích vẽ mỹ nhân, giỏi thảo thư”. Cuốn “Lịch Đại Họa Trưng Lục” 歷代畫徵錄 đời Thanh cũng chép: “Trương Phi người Trác Châu, giỏi vẽ mỹ nhân”.
Các ghi chép về thư pháp của Trương Phi sớm nhất có thể thấy trong “Đao Kiếm Lục” 刀劍錄 của Đào Hoằng Ảnh sống đời Lương thời kỳ Nam Bắc Triều. Trong sách chép: “Trương Phi khi mới được phong tước Tân Đình hầu, liền tự lệnh cho thợ rèn luyện sắt ở Xích Sơn, đúc 1 cây đao. Khắc chữ trên đó: “Tân Đình hầu, Thục đại tướng dã” 新亭侯,蜀大將也 (Tân Đình hầu, đại tướng nước Thục). Sau bị Phạm Cương giết, đem cây đao này đến nước Ngô”. Người ta cho rằng “Tân Đình hầu đao minh” này là chữ của Trương Phi tự viết. Nhưng đáng tiếc là hiện nay nguyên vật đã thất truyền từ lâu.
Đến đời Minh, trong bộ sách “Đan Diên Tổng Lục” 丹鉛總錄 lại có 1 đoạn ghi chép: “Ở Phầu Lăng (thuộc Tứ Xuyên) có bài Điêu Đấu Minh 刁鬥銘 của Trương Phi, chữ khắc rất tinh diệu, là chữ chính tay Phi viết. Trương Sĩ Hoàn có bài thơ rằng:
Thiên hạ anh hùng chỉ Dự châu;
A Man bất cộng đới thiên cừu.
Sơn hà cát cứ phân tam quốc;
Vũ miếu uy danh trượng bát mâu.
Giang thượng từ đường nghiêm kiếm bội;
Nhân gian Điêu Đấu kiến ngân câu.
Ko dư Gia Cát Tần Xuyên biểu;
Tả đản hà nhân phục vị Lưu!”
天下英雄只豫州,
阿瞞不共戴天仇。
山河割據三分國,
宇廟威名丈八矛。
江上祠堂嚴劍佩,
人間刁鬥見銀鉤。
空余諸葛秦川表,
左袒何人復為劉!
(Anh hùng trong thiên hạ, chỉ có Trương Phi ở Dự Châu, Thù ko đội trời chung cùng A Man (Tào Tháo). Núi sông cát cứ chia làm ba nước; Uy danh còn trên đền miếu, vẫn chống ngọn bát sà mâu. Trong đền thờ trên sông vẫn đeo kiếm nghiêm trang; Bài “Điêu đấu” ở nhân gian vẫn lưu truyền nét bút. Nào đâu chỉ có bài biểu Tần Xuyên của Gia Cát Lượng, Vén vai áo bên trái ai là người vì họ Lưu nữa!)
Cũng khoảng đời Minh, ở huyện Lưu Giang tỉnh Tứ Xuyên lại phát hiện thạch khắc trên vách núi, đó là “Trương Phi lập mã minh” 張飛立馬銘 còn gọi là “Bát Mông ma nhai” 八蒙摩崖. Trần Kế Nho đời Minh trong sách “Thái Bình Thanh Thoại” 太平清話, Tào Học Thuyên đời Minh trong sách “Thục Trung Danh Thắng Ký” 蜀中名勝記, Triệu Nhất Thanh đời Thanh trong sách “Cảo Bản Tam Quốc Chí Chú Bổ” 稿本三國志注補 dẫn sách “Phương Dư Kỷ Yếu” 方輿紀要 bổ chú cho truyện về Trương Phi đều có những ghi chép về chuyện này. “Tam Quốc Chí” 三國志 chép: mùa thu năm Kiến An thứ 23 (218) Lưu Bị và Tào Tháo tranh nhau đất Hán Trung, Tào Tháo mệnh cho tướng Trương Cáp dẫn ba vạn quân tiến vào Ba châu (Tứ Xuyên). Lưu Bị lệnh cho Trương Phi dẫn 1 vạn quân nghênh chiến ở Mông Đầu (tức núi Bát Mông, tại huyện Cừ, Tứ Xuyên ngày nay) Trương Phi lấy số ít chống lại số đông, đánh bại quân Trương Cáp. Lúc ấy Trương Phi vô cùng cao hứng, đã lấy đá thay giấy, lấy mâu thay bút, khắc lên vách đá núi Bát Mông hai hàng đại tự lệ thư gọi là “Lập Mã Minh” 立馬銘 để ghi công quân sỹ và làm cho quân Tào phải xấu hổ. Ma nhai thạch khắc đời Hán này, đáng tiếc là do niên đại quá xa, vách núi đã vỡ lở, văn khắc đã mất.
Cuối đời Thanh, có Hồ Thăng Du – 1 nhà vọng tộc ở huyện Quán – Tứ Xuyên, trong nhà sưu tập rất nhiều văn vật, lại rất giỏi giám định cổ vật. Hồ Thăng Du đã theo thác bản “Lập Mã Minh” trong nhà lưu giữ, cho khắc lại trên vách núi Bát Mông. Nhưng tiếc là ngay ma nhai khắc lại đời Thanh ở núi Bát Mông này đến nay cũng đã ko còn.
Song, ở huyện Kỳ Sơn – Thiểm Tây hiện còn 1 bản khắc đá như vậy, cũng do Hồ Thăng Du căn cứ theo thác bản của gia đình cho khắc lại trên bia khi nhậm chức tri huyện Kỳ Sơn ở Thiểm Tây năm Quang Tự thứ 7 (1881) Bia khắc chất liệu đá xanh, rộng 167cm, cao 38 cm. Chính văn chữ lệ: “Hán tướng quân Phi, suất tinh tốt vạn nhân, đại phá tặc thủ Trương Cáp ư Bát Mông, lập mã lặc minh” 漢將軍飛, 率精卒萬人, 大破賊首張合于八蒙, 立馬勒銘。 (Tướng nhà Thục hán là Trương Phi, dẫn tinh binh 1 vạn người, đại phá tướng giặc Trương Cáp ở núi Bát Mông, dừng ngựa khắc chữ). Sau phần chữ lệ, có lời bạt nhỏ chữ Nhan thể (thể chữ khải của Nhan Chân Khanh – thư pháp gia đời Đường), của Hồ Thăng Du đề thức: “Hoàn hầu lập mã lặc minh. Tương truyền dĩ mâu thích thạch, tác tự tại Tứ Xuyên Cừ huyện thạch bích. Kim bích liệt, tự hủy. Quang Tự thất niên lục nguyệt, liễm gia tàng thác bản trùng câu thượng thạch. Hầu chi tinh linh như tại mục tiền, phi đồ ái kỳ thư pháp chi công dã!” 桓侯立馬勒銘. 相傳以矛刺石,作字在四川渠縣石壁。今壁裂字毀。光緒七年六月� �撿家藏拓本重鉤上石。侯之精靈如在� ��前,非徒愛其書法之工也. (Hoàn hầu (tức Trương Phi) dừng ngựa khắc chữ,tương truyền là dùng mũi mâu mà khắc vào đá, viết chữ ở vách núi thuộc huyện Cừ tỉnh Tứ Xuyên. Nay vách đá đã vỡ lở, chữ bị hủy mất. Tháng 6 năm Quang Tự thứ 7, tôi nhặt nhạnh thác bản giữ trong nhà cho khắc lại lên vách đá. Thấy như linh hồn Hoàn hầu hiện ra ngay trước mắt, đâu chỉ là yêu công phu thư pháp của ngài đâu!)
Xét kỹ chính văn bia khắc, nét bút đầy đặn cứng khỏe, khí thế cương kiện ngưng chắc, kết thể hồn hậu giản phác. Nét hoành, “tàm đầu” ẩn tàng, “yến vĩ’ rõ ràng, rất có đặc trưng của thời đại, lại có phong cách cá nhân, uyển chuyển viên nhuận rất có vận vị. Trung phong, tàng phong như lấy dùi vạch lên cát, vô cùng tinh diệu. Bố cục chỉnh thể ko thấy lẫn 1 chút lai tạp nào, vô cùng nghiêm cẩn. Lại do khắc lại từ bản rập cũ, nét bút liền nối, nên cũng ko mất phong cách cổ kính, rất đáng được thưởng thức. Phần bạt cuối bài minh là chữ của Hồ Thăng Du viết lối Nhan thể, cũng rất đẹp. Bia khắc này, cũng như thác bản hiện còn ở Kỳ Sơn – Thiểm Tây.
Trong miếu Hoàn hầu ở Lãng Trung, còn có đôi câu đối rất thú vị hai bên tượng Trương Phi như sau: “Viên tạ hồng đào, đại ca Huyền Đức nhị ca Vũ; Quốc lưu thanh sử, tam phân đỉnh thế bát phân thư”. Đôi câu đối này do nhà thơ Lưu Sa Hà, viết sau khi thăm miếu Trương Phi, vế đối thứ hai đã đánh giá rõ Trương Phi là 1 anh hùng văn võ kiêm toàn, đặc biệt là về mặt thư pháp. Trong vế này, chữ “bát phân thư” chính là 1 thể chữ lệ có ở thời Hán, và trở thành 1 thư thể trong lịch sử thư pháp – chữ bát phân. Loại chữ lệ này tự hình thường được chia làm hai phần hướng lưng vào nhau như chữ bát nên gọi là “bát phân thư”.
Ngô Trấn đời Nguyên có bài thơ “Trương Dực Đức Từ” 張翼德祠 như sau: “Quan hầu phúng Tả thị; Xa kỵ cánh công thư. Văn võ thú tuy biệt; Cổ nhân thường hữu dư. Hoành mâu tư uyển lực; Diêu Tượng khủng nan như.” 關侯諷左氏, 車騎更工書. 文武趣雖別, 古人嘗有余。橫矛思腕力,繇像恐難� � (Quan hầu châm biến cả Tả thị, Xa kỵ càng giỏi viết chữ. Văn võ là hai cái thú khác nhau, nhưng người xưa thường kiêm gồm thừa cả hai cái ấy. Cầm ngang ngọn mâu nghĩ phục sức cánh tay của Trương Phi, Những nhà thư pháp như Chung Diêu, Hoàng Tượng e rằng cũng ko được như vậy.” Xa kỵ tức xa kỵ tướng quân, là chức của Trương Phi được phong năm Chương Võ nguyên niên (221). Ở đây Ngô Trấn đã ca ngợi thư pháp của Trương Phi, mà hai nhà thư pháp nổi tiếng trong lịch sử thư pháp Trung Quốc là Chung Diêu – thời Ngụy (Tam Quốc) và Hoàng Tượng – thời Ngô (Tam Quốc) cũng có thể kho sánh được.
Truyền rằng Trương Phi còn rất giỏi thơ phú, sau khi đánh bại Trương Cáp, ông dẫn quân tạm ứngần du núi Chân Đa và đã viết lại bài “Chân Đa sơn du ký” 真多山遊記. Nhưng đáng tiếc là tranh mỹ nữ mà Trương Phi vẽ, từ rất lâu đã bị thất truyền, nếu ko chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng tài nghệ hội họa của Trương Phi và biết được dưới bàn tay dũng tướng, hình ảnh mỹ nữ sẽ như thế nào.
Châu Hải Đường – Lê Tiến Đạt
(Theo tài liệu Trung Quốc)[/ALIGN]