Bài học từ loài ngỗng

Vào mùa thu, khi bạn thấy đàn ngỗng bay về phương Nam để tránh đông theo hình chữ V, bạn có tự hỏi những lý lẽ khoa học nào đó có thể rút ra từ đó? Mỗi khi 1 con ngỗng vỗ đôi cánh của mình, nó tạo ra 1 lực đẩy cho con ngỗng bay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V, đàn ngỗng tiết kiệm được 71% sức lực so với khi chúng bay từng con 1. …

Vào mùa thu, khi bạn thấy đàn ngỗng bay về phương Nam để tránh đông theo hình chữ V, bạn có tự hỏi những lý lẽ khoa học nào đó có thể rút ra từ đó? Mỗi khi 1 con ngỗng vỗ đôi cánh của mình, nó tạo ra 1 lực đẩy cho con ngỗng bay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V, đàn ngỗng tiết kiệm được 71% sức lực so với khi chúng bay từng con 1.

Khi là thành viên của 1 nhóm, ta cùng chia sẻ những mục tiêu chung, ta sẽ đi đến nói ta muốn nhanh hơn và dễ dàng hơn, vì ta đang đi dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.

Mỗi khi con ngỗng bay lạc hỏi hình chữ V của đàn, nó nhanh chóng cảm thấy sức trì kéo và những khó khăn của việc bay 1 mình. Nó nhanh chóng trở lại đàn để bay theo hình chữ V như cũ và được hưởng những ưu thế của sức mạnh bầy đàn.

Nếu chúng ta cũng cảm nhận sự tinh tế của loài ngỗng, chúng ta sẽ chia sẻ thông tin với những người cũng đang cùng 1 mục tiêu như chúng ta.

Khi con ngỗng đầu đàn mệt mỏi, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cạnh và 1 con ngỗng khác sẽ dẫn đầu.

Chia sẻ vị trí lãnh đạo sẽ đem lại lợi ích cho tất cả và những công việc khó khăn nên được thay phiên nhau đảm nhận.

Tiếng kêu của đàn ngỗng từ đằng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng. Những lời động viên sẽ tạo nên sức mạnh cho những người đang ở đầu con sóng, giúp họ giữ vững tốc độ, thay vì để họ mỗi ngày phải chịu đựng áp lực công việc và sự mệt mỏi triền miên.

Cuối cùng khi 1 con ngỗng bị bệnh hay bị thương rơi xuống, hai con ngỗng khác sẽ rời khỏi bầy để cùng xuống với con ngỗng bị thương và bảo vệ nó. Chúng sẽ ở lại cho đên khi nào con ngỗng bị thương có thể bay lại được hoặc là chết và khi đó chúng sẽ nhập vào 1 đàn khác và bay về Phương Nam.

Nếu chúng ta có tinh thần của loài ngỗng, chúng ta sẽ sát cánh bên nhau khi có khó khăn.

Lần sau có cơ hội thấy 1 đàn Ngỗng bay bạn hãy nhớ….

Bạn đang hưởng 1 đặc ân khi là thành viên của 1 nhóm.

6 Replies to “Bài học từ loài ngỗng”

  1. thực tế thì khả năng làm việc nhóm của người Việt Nam chưa được tốt cho lắm. Trong nhóm có những người ham công tiếc việc lại còn những kẻ ỷ lại, đôi lúc lại có nhiều bất đồng quan điểm và không chịu nghe lời người dẫn đầu.Mà loài ngỗng bay thành hình chữ V là nhờ áp dụng định luật Bernoulli cho chất khí :p

  2. Hehe, hóa ra a bé cái nhầm Lâu lâu a cũng ko cày truyện, dạo này mệt, mà lười wa’

  3. Hơ, lâu lắm mới thấy ku xuất hiện, dạo này thế nào rồi Ừhm, a cũng công nhận, ý thức tổ đội của VN mình chán lắm, nh` lúc thà cứ làm 1 mình mình còn hơn, đỡ mệt hơn nh`, đằng nào vẫn phải 1 mình mình làm, đỡ bị vướng chân vướng cẳng

  4. em dạo này vẫn online blog đều đềuNhớ hồi trước làm thí nghiệm theo nhóm thầy phát tài liệu về mà chả đứa nào chịu đọc lên làm toàn vướng chân tay lại suýt nữa hỏng dụng cụ

  5. Đang học đại học năm 2 rồi. Lâu rồi không coi truyện nữa chuyển sang xem phim

  6. Ừhm, a khoái làm độc lập hơn, vất vả tý, nhg đc cái thoải mái, ko bị tác động bên ngoàiMà dạo này còn cày truyện đều dều ko ku?A nhớ ko nhầm thì năm nay ku thi đ học hả?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *